Ai đang điều khiển chính sách đối ngoại của Trung Quốc?

Trong khi một số học giả Trung Quốc ủng hộ một chính sách đối ngoại tương đối khiêm nhường, thì nhiều học giả khác - và một số sĩ quan quân đội - lại cho rằng Mỹ đang cố bao vây Trung Quốc bằng việc xây dựng các liên minh với các nước như Afghanistan, Ấn Độ...

Bên lề cuộc gặp tại diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) hồi tháng 7/2010, một số quốc gia Đông Nam Á, lo ngại sức mạnh đang lớn dần của Trung Quốc, đã thúc giục Mỹ xác nhận lại một vai trò lớn hơn trong khu vực, đặc biệt là hòa giải các cuộc tranh chấp tại biển Đông, mà Trung Quốc đang đòi là phần lớn vùng biển này là thuộc chủ quyền của mình. Khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ủng hộ các đề nghị của các quốc gia này - tuyên bố rằng tự do hàng hải tại biển Đông nằm trong "lợi ích quốc gia" của Mỹ - Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tỏ ra mất bình tĩnh. Theo một số nguồn tin, ông đã bất ngờ đứng dậy và rời phòng họp. Một giờ sau, ông quay lại tuyên bố "Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là những nước nhỏ, và đó là một thực tế". Ông Dương muốn nhằm vào Singapore, nước được biết đến trong khu vực như một trong những người bạn trung thành nhất của Mỹ.

Sự bật lại của ông Dương có thể là một điểm khác thường đối với một hội nghị của ASEAN. (Đây cũng không giống với tính cách của ông - một người lịch sự và khéo léo, được biết đến là một chính khách ôn hòa). Nhưng phản ứng này không khác với tính cách của Chính phủ Trung Quốc hiện nay. Những cảnh ngoại giao vô vị diễn ra từ Washington tuần trước - Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Mỹ Barack Obama mỉm cười trước ống kính camera, cùng ăn tối với các ngôi sao như Barba Streisand, và trao cho nhau những ngôn từ mang tính hòa giải về vấn đề nhân quyền - hoàn toàn ngược lại với một thực tế là: Trung Quốc trong hai năm qua liên tục khiêu khích những người láng giềng của mình - và cả Mỹ.

Năm 2010, nước này đã cử 10 tàu chiến đến các vùng biển quốc tế giáp với đảo Okinawa của Nhật Bản, trong khi các máy bay trực thăng của hải quân Trung Quốc bay là là phía trên các tàu của Nhật. Sau đó tháng 9, khi Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) bắt giữ một thuyền trưởng Trung Quốc sau vụ va chạm tàu tại vùng biển đang tranh chấp, Bắc Kinh đã ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật, loại nguyên liệu đầu vào có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các công nghệ hiện đại như máy điện thoại di động. Trung Quốc cũng đã bắt giữ các tàu Việt Nam và đe dọa nhiều tàu biển của Indonesia tại các vùng biển đang tranh chấp. Và đầu tháng 1, họ đã làm bẽ mặt Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates khi thử một loại máy bay tàng hình mới, chỉ vài giờ trước khi ông này gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh.

Một quan chức cấp cao Đông Nam Á cho biết: "Ngày nay, chúng ta đang thấy một Trung Quốc hoàn toàn khác. Bạn có thể thấy bộ mặt thật của họ hiện nay". Thực vậy, điều khiến ta nhận ra điều này rõ nét là chỉ cách đây 10 năm, chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã khiêm tốn và kiềm chế, hoàn toàn ngược lại với sự khiêu khích ngày nay. Nhưng trong thập kỷ vừa qua, Chính phủ ở Bắc Kinh đã tiến hành một sự biến đổi lớn từ bên trong. Và sự biến đổi này đã thay đổi hoàn toàn cách Trung Quốc quan hệ với phần còn lại của thế giới.

Ảnh minh họa: news.cn

Trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, dù kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức gây sửng sốt, nhưng họ vẫn khá khiêm tốn về chính sách đối ngoại. Bắc Kinh vẫn đi theo lý tưởng của vị cựu lãnh đạo mà họ sùng kính Đặng Tiểu Bình, người đã răn dạy rằng Trung Quốc nên "giấu mình chờ thời". Giới chức Trung Quốc mà tôi phỏng vấn đầu những năm 2000 đều nhấn mạnh rằng Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển, còn lâu mới đuổi kịp phương Tây.

Thay vì khoe khoang ầm ĩ trên trường quốc tế, Bắc Kinh đã kín đáo tập trung vào tăng cường quyền lực mềm của mình. Họ chi hàng triệu đô để tăng số sinh viên nước ngoài đăng ký học tại Trung Quốc, đồng thời áp dụng cách tiếp cận khiêm nhường đối với các nước khác. Năm 2003, Trung Quốc đã nhất trí với Thỏa thuận Bằng hữu và Hợp tác, chính thức cam kết củng cố hòa bình ở Đông Nam Á. Họ giải quyết các tranh chấp biên giới với Việt Nam và cử các nhà ngoại giao mới tới vận động hậu trường tại Đồi Capitol. Để chào mời về sự quyến rũ toàn cầu của Bắc Kinh, ông Zheng Bijian, một học giả cấp cao của Trung Quốc thân cận với giới lãnh đạo, đã đưa ra một cụm từ nói đến sự nổi lên của nước này trên thế giới là "sự trỗi dậy hòa bình".

Dù Trung Quốc đang ve vãn các bạn hữu, nhưng những thay đổi ngầm vẫn đang diễn ra tại Bắc Kinh có thể thay đổi đường đi của chính sách đối ngoại của nước này. Thay đổi quan trọng nhất - mà theo một nghĩa nào đó đã mở đường cho tất cả các thay đổi khác - là giảm bớt quyền lực của người đứng đầu đảng Cộng sản. Đặng Tiểu Bình, người lãnh đạo Trung Quốc cho tới những năm 1990, là một người theo đường lối Đại nhảy vọt và là khuôn mặt xuất chúng trong lịch sử Trung Quốc. Ông có đủ uy tín và sự tôn trọng để làm chủ Hội đồng nhà nước (tức chính phủ Trung Quốc) và không ai có thể chỉ trích. Nhưng sau khi ông về hưu và qua đời, các lãnh đạo kế cận - trẻ hơn hoặc thiếu kinh nghiệm quân sự - đã không có được quyền lực lớn như ông.

Có vẻ kỳ quặc khi sự yếu đi của các chính trị gia Cộng sản lại khiến Trung Quốc trở nên chống phương Tây nhiều hơn. Nhưng nhìn vào các thực thể đang lớn mạnh khi các chính trị gia này yếu đi, bạn sẽ bắt đầu hiểu tại sao chính sách đối ngoại của Trung Quốc thay đổi. Quan trọng nhất trong các thực thể đó là lực lượng Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA). Vì sức mạnh quân sự được củng cố trong những năm gần đây, các sĩ quan quân sự cấp cao của PLA ngày càng ít muốn chiều theo ý của các lãnh đạo dân sự trong đảng Cộng sản. Ông Jin Canrong, một chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, phân tích: Thay vì thế, PLA đã bắt đầu tự xem mình là người bảo vệ quan trọng nhất cho sự an toàn và lợi ích của Trung Quốc.

Một nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) ghi nhận quân đội ngày càng thúc đẩy các ý tưởng của mình thông qua các nhóm chuyên gia cố vấn. Một số sĩ quan hiện nay đã viết bài nhiều trong các ấn phẩm cố vấn và lưu hành chúng trong giới cố vấn tại các hội thảo - trong quá khứ việc này chưa từng xảy ra. Theo một quan chức Trung Quốc, quân đội chưa bao giờ thích một đường lối mềm dẻo như vậy trong một loạt các vấn đề chính sách đối ngoại, mà chỉ bây giờ, khi họ có quyền lực chính trị thực sự.

Một vài lần trong thập kỷ qua, PLA dường như chủ đích gây ra hoặc làm leo thang các tranh cãi quốc tế nhằm đẩy chính sách Trung Quốc theo hướng cứng rắn hơn. Trong các cuộc hội thảo quốc tế tại Singapore năm 2009, một tướng lĩnh cấp cao Trung Quốc đã nguyền rủa Mỹ. Tương tự với vụ thử máy bay tàng hình vào đúng lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Bắc Kinh hồi đầu tháng 1: Chủ tịch Hồ Cẩm Đào dường như đã ngạc nhiên khi thấy cuộc thử nghiệm diễn ra, điều có nghĩa là PLA đã ra lệnh tiến hành bay thử nghiệm mà không cần sự đồng ý của các lãnh đạo dân sự.

PLA cũng dường như đã tạo lập một liên minh thử nghiệm với các công ty năng lượng đầy quyền lực của Trung Quốc - những công ty đã lao vào một cuộc săn lùng tài nguyên toàn cầu - để thúc đẩy một chính sách đối ngoại mang tính tấn công hơn. Thường thì những người quản lý cấp cao của các công ty năng lượng tuyển dụng các cựu sĩ quan của PLA. Các công ty năng lượng có liên hệ với chính phủ - các lãnh đạo của họ là các thành viên cấp cao trong đảng Cộng sản - nhưng, khác với thời Mao Trạch Đông và cả trong những năm 1980, giờ đây họ cạnh tranh lẫn nhau và không phải lúc nào cũng làm theo mệnh lệnh của chính phủ.

Năm 2006, gã khổng lồ dầu lửa Trung Quốc CNOOC đã bắt đầu khai thác các mỏ dầu tại các vùng biển đang tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản, dù các lãnh đạo ở Bắc Kinh chưa đạt bất cứ thỏa thuận nào với Tokyo về việc chia sẻ các mỏ dầu này. Các công ty năng lượng cũng là những đầu tàu chính lái sự bành trướng của Trung Quốc tới châu Phi, đặc biệt là tại các nước vốn là các nhà cung cấp dầu lửa chủ chốt như Angola.

Tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đóng một vai trò trong sự chuyển đổi của Bắc Kinh sang một chính sách đối ngoại mang tính tấn công hơn. Hơn cả những gì người ngoài nhận thấy, đảng Cộng sản ngày nay nắm quyền lực hầu hết bằng cách bấu víu vào, chứ không phải là kiểm soát, tầng lớp trung lưu ở đô thị. Vì vậy Bắc Kinh ít nhất buộc phải tính đến dư luận, đặc biệt trên mạng internet, vốn yêu nước điên cuồng.

Trong một sự cố nổi tiếng, một băng video phát tán trên mạng mang tên "Trung Quốc 2008 nổi dậy!" - đăng tải những bức hình và video clip trên nền nhạc kích động nhằm miêu tả một cuộc chiến tranh lạnh giữa Trung Quốc và phương Tây - đã nhanh chóng thu hút hàng triệu người truy cập. Theo nghiên cứu của SIPRI, "tình cảm yêu nước đã lan rộng và những lời chỉ trích giới lãnh đạo Trung Quốc khom lưng trước các đòi hỏi quốc tế nhan nhản trên internet... Giới chức Trung Quốc ý thức được rằng sự không hài lòng của dân chúng có thể dẫn tới nghi ngờ khả năng lãnh đạo của Đảng".

Giới hàn lâm cũng đã thể hiện tầm ảnh hưởng ngày càng lớn trong các vấn đề đối ngoại. Trước đây, hầu hết các phân tích chính sách đều do chính phủ tự làm. Nhưng trong một thập kỷ qua, Trung Quốc đã phát triển nhóm chuyên gia cố vấn "made in China", hầu hết có trụ sở tại Thượng Hải và Bắc Kinh, và một vài thành phố cấp tỉnh. Họ không hoàn toàn độc lập với chính phủ - nhiều người có liên hệ với đảng Cộng sản theo nhiều cách khác nhau hoặc nhận tài trợ từ chính phủ - nhưng họ có một mức độ độc lập chưa từng thấy trong quá khứ. Nhiều người trong số các nhóm chuyên gia cố vấn này trưởng thành sau cuộc Cách mạng Văn hóa, vì vậy họ không nhớ tới một thời kỳ Trung Quốc cực nghèo khó, yếu kém và bị quốc tế cô lập. Họ chỉ biết một thế giới trong đó Trung Quốc được hưởng tăng trưởng mạnh về quyền lực chính trị và kinh tế - nhưng Mỹ vẫn kiểm soát các tuyến đường biển và can thiệp vào châu Á. Sự oán giận đối với tình trạng quan hệ này đã làm cơ sở cho thế giới quan của họ.

Trong khi một số học giả Trung Quốc ủng hộ một chính sách đối ngoại tương đối khiêm nhường, thì nhiều học giả khác - và một số sĩ quan quân đội - lại cho rằng Mỹ đang cố bao vây Trung Quốc bằng việc xây dựng các liên minh với các nước như Afghanistan, Ấn Độ, Philippines và Việt Nam. Một trong các học giả nổi tiếng nhất Trung Quốc, một giáo sư trường Đại học Fudan ở Thượng Hải tên là Shen Dingli, là bằng chứng cho những quan điểm dân tộc này. Vốn là người ngay từ đầu ủng hộ việc chuyển đổi sang một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn và là một nhà tư tưởng sán lạn từng được đào tạo tại Princeton, ông Shen đã thúc đẩy một chiến lược thận trọng nhưng ngày càng cứng rắn, cho rằng Mỹ nên đóng vai trò ít hơn ở biển Đông. Khác với các học giả Trung Quốc trước đây, những người không tham gia trò chơi chính trị, ông Shen có quan hệ mật thiết với giới chức cấp cao.

PLA, các công ty năng lượng, tầng lớp trung lưu, và các học giả đều có thể thúc đẩy Trung Quốc hướng tới một chính sách đối ngoại mang tính chiến đấu nhiều hơn, nhưng họ còn có một số trợ giúp quan trọng từ nền kinh tế quốc tế. Cũng giống như cách vụ 11/9 cho phép những người tân bảo thủ cơ hội đưa ra lập luận của mình về chính sách đối ngoại của Mỹ, bối cảnh kinh tế toàn cầu đã giúp những con diều hâu ở Bắc Kinh cất cánh.

Trong khi các nền dân chủ công nghiệp hóa như Nhật Bản và Mỹ suy thoái 5,2% và 2,6% vào năm 2009, Trung Quốc đạt con số tăng trưởng ấn tượng là 9,1%. Các công ty Trung Quốc giàu có đã mua lại những tài sản trong thời khốn khó của phương Tây, mua cả các thương hiệu như Volvo với giá rất rẻ. Các nhà tư tưởng và lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc đã bắt đầu tin rằng có thể Trung Quốc, với mô hình chủ nghĩa tư bản có kiểm soát của mình, đã tạo ra một mô hình phát triển hiệu quả hơn của phương Tây. Nhiều lãnh đạo và học giả nước ngoài tán dương sự ổn định của Trung Quốc trong khủng hoảng và tuyên bố Bắc Kinh đã sẵn sàng để trở thành một cường quốc lớn. Các chuyên gia lỗi lạc về chính sách đã cho ra đời nhiều cuốn sách với chủ đề như Khi nào Trung Quốc cai trị thế giớiSự đồng thuận Bắc Kinh.

Trong khi đó, Mỹ và châu Âu đang điên đầu vì các vấn đề của mình nên họ bắt đầu ngày càng muốn điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc. Ít lâu sau khi nhậm chức, chính quyền của Tổng thống Obama nói rõ sẽ theo đuổi cách tiếp cận theo hướng không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, khác so với các chính phủ tiền nhiệm. Ngoại trưởng Clinton thông báo nhân quyền hiện chiếm vị trí ưu tiên thứ yếu trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc. Uốn theo sức ép của Trung Quốc, Obama đã cho phép Đạt lai Lạt ma thăm Mỹ nhưng không được ghé vào Nhà Trắng, đây là lần đầu tiên trong hai thập kỷ qua một Tổng thống Mỹ phớt lờ vị thủ lĩnh Tây Tạng này. Và trong khi trước đây nhiều lãnh đạo phương Tây rao giảng với Bắc Kinh về việc cần mở cửa nền kinh tế nhanh hơn, thì nay các nước từ Ailen đến Mỹ đều đang phải vật lộn với nền kinh tế ảm đạm của chính mình, khiến họ khó mà chỉ trích Trung Quốc.

Hoảng sợ trước cách ứng xử mới của Bắc Kinh, các nước khác ở châu Á đã tìm sự trợ giúp của Mỹ. Tháng 7, các quốc gia Đông Nam Á đã chính thức mời Mỹ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Các nước này cũng thúc giục Nhà Trắng giúp bảo vệ các lợi ích của họ trên biển Đông. Nhật Bản, dưới sự lãnh đạo của chính phủ mới của đảng Dân chủ (DPJ), từng muốn giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, nhưng trong những tháng gần đây đã phải củng cố quan hệ đồng minh này. Trong khi đó, tại châu Âu, sự vỡ mộng với Trung Quốc đang lớn dần. Ông Charles Grant, thuộc Trung tâm cải cách châu Âu, nhận định: "Giới lãnh đạo châu Âu ngày càng chỉ trích Trung Quốc".

Điều còn cần phải chờ xem là liệu việc thiết lập chính sách đối ngoại mới ở Trung Quốc có chú ý đủ đến các hậu quả của nó để làm gió đổi chiều hay không. Nếu dựa vào sự kỳ công của PLA trong thời gian chuyến thăm của ông Gates là một chỉ dẫn, thì câu trả lời là không. Hơn nữa, theo nhiều quan chức Trung Quốc, khi ông Hồ Cẩm Đào mãn nhiệm vào năm 2012, người được cho là sẽ kế nhiệm ông - Tập Cận Bình - sẽ thậm chí có ít quyền lực hơn. "Tập Cận Bình có vị thế yếu hơn và rất thận trọng", chuyên gia phân tích chính trị nổi tiếng Li Datong nhận định hồi năm ngoái. Ông có quan hệ không mật thiết với giới quân sự và được ít người có vai vế trong giới chóp bu mặc quân phục ủng hộ.

Nghe bài diễn văn chống lại nước ngoài mà ông đọc tại Mexico năm 2009, người ta thấy dường như ông có thiên hướng dân tộc chủ nghĩa; nhưng ngay cả khi không phải vậy, ông cũng sẽ không muốn thách thức PLA hay các cử tri cứng rắn khác mà ông sẽ phải làm vừa lòng. Và vì vậy, đối với các quan chức Trung Quốc cho rằng chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đang phản tác dụng, mọi chuyện đang tiến triển không tốt. Một nhà ngoại giao Trung Quốc tâm sự: "Chúng ta cần trở lại các chiến lược của những năm 2000"./.

  • Quốc Thái (lược dịch từ The New Republic) Tuanvietnam.net

Cuối năm 2010 Việt Nam sẽ triển khai lực lượng khinh hạm tàng hình

Kênh truyền hình Zvezda thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho hay, nhà máy đóng tàu Zelenodolsk trên sông Volga, CH Tatarstan, Liên bang Nga đang tiến hành đóng 02 khinh hạm tàng hình lớp Gepard-3.9 (Gepard class frigate) cho Việt Nam. Theo kế hoạch, việc chuyến giao này sẽ diễn ra vào tháng 9/2010.

Trong thập niên 1980, Viện Thiết kế Zelenodolsk tại thành phố Zelenodolsk, Cộng Hoà Tatarstan, Liên bang Nga cho ra đời bản thiết kế tàu chiến “Projekt 11661”. Cuối thập niên 1980, viện Zelenodolsk đã thiết kế một loạt tàu thuộc lớp Gepard (Gepard 1, Gepard 2, Gepard 3, Gepard 4 và Gepard 5) dựa trên phiên bản của “Projekt 11661”để xuất khẩu.

Khinh hạm tàng hình Gepard-3.9 (ảnh arms-expo.ru)

Gepard 3.9 có chiều dài 102,14m (93,5m mớn nước), lượng giãn nước 2.100 tấn; thể tích chiếm chỗ 1.500 tấn (tiêu chuẩn), 1.930 tấn (đầy tải); sườn ngang 13,9m (mớm nước 3,8m); sức đẩy 2 trục CODOG, hai turbine khí (29.300 shp mỗi chiếc), 1 Type 61D Diesel (8.000 bhp), các bộ máy phát điện diesel 3.600 KW; tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ (52 km một giờ); tàu có thể hoạt động 4000 – 5000 hải lý không cần tiếp dầu; tàu hoạt động liên tục trong 15 ngày trên biển. Ở đuôi tàu có sân đỗ cho một trực thăng Ка-27 (hoặc Ka-28, Ка-31), nhiệm vụ chính của các loại trực thăng này là chống ngầm.

Mô hình khinh hạm tàng hình Gepard-3.9 (ảnh arms-expo.ru)

Gepard-3.9 là loại khinh hạm tàng hình hạng nhẹ, có khả năng tác chiến chống tàu ngầm và chống tàu nổi (hạm đối hạm), đồng thời còn có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không (hạm đối không) và săn tìm các mục tiêu. Với công nghệ tàng hình (Stealth technology), tàu có khả năng tránh khỏi sự phát hiện của radar đối phương khá tốt.

Trực thăng Ка-27 trang bị cho Gepard-3.9 (ảnh izvestia.ru)

Tàu có thể thực hiện các nhiệm vụ tuần tiễu, hộ tống, bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển, phóng lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội.

Tên lửa Kh-35E trang bị cho Gepard-3.9 (ảnh Naval-technology)

Gepard-3.9 được trang bị tổ hợp vũ khí hiện đại gồm: 04 ống phóng tên lửa chống hạm Uran với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E; 01 khẩu pháo 76,2mm loại АК-176М ở mũi tàu dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước, mặt đất và máy bay tầm thấp, có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km. Khối NATO gọi tên lửa này là SS-N-25 Switchblade (biến thể xuất khẩu là 3M24E (Kh-35E) Uran-E), loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối.

Khả năng phóng tên lủa của Gepard-3.9 (ảnh izvestia.ru)

Ngoài ra, Gepard-3.9 được trang bị 03 hệ thống tên lửa-pháo phòng không cao tốc Palma có thể tác chiến chống các máy bay chiến đấu, trực thăng, bom, tên lửa hành trình chống hạm, tàu nhỏ và mục tiêu nhỏ trên bờ. Palma gồm hai pháo tự động 06 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 08 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R; 02 pháo loại 14,5mm; 02 hệ thống phóng lôi với 02 ống phóng 533mm và một bệ phóng có 12 ống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.

Gepard-3.9 được trang bị hệ thống radar hoa tiêu, radar Cross Dome tìm kiếm bề mặt và trên không, radar điều khiển bắn Pop Group SA-N-4, thiết bị chỉ thị mục tiêu tên lửa hành trình Bass Stand, kiểm soát bắn Bass Tilt AK-630; hệ thống sóng ấm tần số trung lắp trong vỏ tàu, tần số trung kéo theo ở các độ sâu khác nhau; tàu được trang bị 02 thiết bị tác chiến điện tử loại chắn thụ động Bell Shroud và 02 thiết bị gây nhiễu Bell.

Lan Hương – vitinfo.com.vn

Cục diện sức mạnh quân sự của các nước ASEAN năm 2009

Trước nhiều yếu tố tác động cả về vị trí địa lý, tôn giáo, sắc tộc, kinh tế-xã hội và thể chế chính trị-quân sự. Năm 2009, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều có những nỗ lực riêng nhằm đạt được một sức mạnh quân sự nhất định đủ khả năng phòng thủ quốc gia. Các hoạt động hiện đại hoá này đã diễn ra khá sôi động và có thể thấy nó như một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Quandoi

Quân đội nhân dân Việt Nam

Các hoạt động tăng cường sức mạnh quân sự này ngoài những tác động khách quan, đặc điểm tình hình hay vị trí địa lý của từng quốc gia, thì vấn đề nổi cộm nhất của từng quốc gia trong khu vực là nhiệm lo ngại trước sự tham vọng và chiến lược phát triển hướng nam của Trung Quốc. Đây cũng là một lý do lớn để các nước trong khu vực hiện đại hoá quân sự cho mình.

Theo cục diện của bức tranh chính trị-quân sự thế giới, tình trạng tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực Đông Nam Á mà gần đây còn được gọi là “chạy đua vũ trang” khu vực hay là kết quả của sự chuyển hướng tư duy về sức mạnh quân sự thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Bên cạnh đó, quá trình hiện đại hóa quân sự ở khu vực Đông Nam Á còn chịu tác động không nhỏ từ một hiện tượng mới hình thành trong thế giới đương đại. Đó là, cuộc cách mạng mới trong quân sự, diễn ra mạnh mẽ sau Chiến tranh Lạnh, khởi nguồn từ Liên Xô trước đây và Mỹ. Tuy nhiên, nó diễn ra không đồng đều ở tất cả các nước mà diễn ra sớm hay muộn tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội và thể chế chính trị-quân sự của từng quốc gia. Quá trình hiện đại hoá quân đội, tăng cường sức mạnh quân sự của các nước Đông Nam Á đều có tính đến cuộc cách mạng mới trong quân sự. Các quốc gia có hợp tác quân sự với Mỹ như Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan, đang nỗ lực bắt kịp với cuộc cách mạng mới trong quân sự để có thể tác chiến liên hợp với Mỹ khi cần thiết, còn các nước khác trong khu vực cũng vì thế mà càng đón nhận cuộc cách mạng quân sự để không rơi vào tình trạng lạc hậu.

Có thể nói, dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, Đông Nam Á đang phải đối mặt với quá trình tăng cường sức mạnh quân sự. Bởi, nếu nói chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, còn chiến tranh là sự kế tục của chính trị, thì một khi kinh tế còn là “mặt trận”, không ai dám lơ là chuyện củng cố quốc phòng. Xu hướng chủ yếu trong các chương trình hiện đại hóa quân đội một số nước trong khu vực là vừa tranh thủ thị trường vũ khí trang bị giá rẻ sau Chiến tranh Lạnh, vừa tiếp cận các thành tựu của cuộc cách mạng mới trong quân sự, đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí trang bị. Một số nước trong khu vực (Indonesia, Thái Lan, Singapore, Philippinnes) hiện đại hóa quân đội để có thể hợp tác với Mỹ trong khi tham gia các cuộc diễn tập quân sự chung. Có thể thấy, nguồn cung cấp vũ khí trang bị hiện đại cho một số nước ASEAN khá đa dạng như Mỹ (máy bay F-16, F-18, F-4, F-5E/F); Trung Quốc; Ấn Độ; Pháp; Nga (MiG-29, MiG-27, Su-30, Su-35, tên lửa phòng không, tàu chiến).

Thông tin tham khảo:

Quân đội Malaysia

080715-N-4431B-568

Quân đội Malaysia

Ngoài việc gia tăng mua sắm vũ khí trang bị chiến tranh hiện đại, bên cạnh đó Malaysia cũng luôn có những nỗ lực muốn xây dựng mình trở thành một trung tâm kỹ thuật quân sự của khu vực Đông Nam Á. Theo một thông báo của Bộ trưởng quốc phòng Malaysia hôm 07/7/2009 cho biết, Malaysia sẽ đề xuất thành lập một Hội đồng Công nghiệp Quốc phòng ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng của khối ASEAN sẽ diễn ra vào tháng 11/2009 tới.

Từ đầu năm 2003, Bộ Quốc phòng Malaysia cũng đã xúc tiến một số dự án mua sắm trang bị như: dự án mua 18 máy bay chiến đấu Su-30MKM mà Malaysia đã ký với Nga tháng 8/2003 với tổng trị giá 900 triệu USD. Trong đó, 06 chiếc đã nhận hồi tháng 09/2007, tiếp đó nhận 06 chiếc vào tháng 11/2008 và 06 chiếc còn lại sẽ nhận vào cuối năm 2009; dự án mua 12 máy bay trực thăng EC-725 của hãng Eurocopter trước năm 2011 để thay thế số máy bay trực thăng loại Nuri S61A-4 đã hết hạn sử dụng; từ năm 2013-2014, Không quân Malaysia sẽ tiếp nhận 04 máy bay A-400M của hãng Airbus và một số dự án máy bay khác như: mua 08 máy bay cảnh báo sớm và Chỉ huy trên không (AEWAC), dự án nâng cấp máy bay F/A-18D.

Mới đây hôm 09/7, Bộ trưởng quốc phòng Malaysia cho biết “Toàn bộ vũ khí và các phương tiện chiến đấu của quân đội đều đã rất cũ. Lực lượng Hải quân hiện vẫn đang phải sử dụng cả những tàu chiến đã 32 năm tuổi và một số lớn các tàu khác đã 25 năm tuổi để bảo vệ chủ quyền cho quốc gia. Đối với lực lượng Không quân, mặc dù đã nhận một số máy bay chiến đấu thế hệ mới, nhưng vẫn chưa đủ để nâng được sức mạnh cho Không quân, còn lại một số lượng lớn các máy bay chiến đấu khác đều đã quá lỗi thời về công nghệ”.

Tháng 8/2008, Không quân Hoàng gia Malaysia đã ký kết với Hãng Eurocopter hợp đồng mua 12 trực thăng. Hiện tại, Hàng không quân sự Malaysia có 11 chiếc trực thăng A109H nên chi phí nâng cấp ước tính khoảng 14 triệu USD.

Điều đặc biệt và đáng lưu ý nhất là dự án mua 02 tàu ngầm lớp “Scorpene” chạy bằng động cơ diesel. Ngày 03/9, chiếc tàu ngầm đầu tiên đã chính thức về tới Malaysia, đến ngày 17/9 tàu này sẽ về tới căn cứ tàu ngầm tại vịnh Sepanggar. Chiếc tàu ngầm thứ hai thuộc lớp này, theo một tuyên bố hôm 05/9 tại căn cứ hải quân Lumut, Đô đốc Tan Sri Abdul Aziz Jaafar, Tư lệnh Hải quân Malaysia cho biết, chiếc tàu ngầm thứ hai có tên “KD Tun Razak” hiện đang được tiến hành thử nghiệm giai đoạn hai tại biển Cartagena thuộc Tây Ban Nha, do xưởng đóng tàu Navantia thực hiện. Ngày 25/10/2009, Hải quân Malaysia sẽ chính thức tiếp nhận chiếc tàu ngầm thứ hai, theo đó ngày 26/01/2010 tàu sẽ xuất phát để trở về Malaysia. Phát biểu trong lễ đón nhận chiếc tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên tại cảng Klang hôm 03/9, Bộ trưởng quốc phòng Malaysia Ahmad Zahid đã nhấn mạnh, Malaysia sẽ đề xuất đóng thêm các tàu ngầm mới trong tương lai nếu cần thiết và tài chính cho phép. Điều này chứng tỏ rằng, việc phát triển một hạm đội tàu ngầm đã và đang được Malaysia tiến hành.

Đối với tàu chiến, hiện nay Malaysia đang sở hữu một lực lượng tàu chiến khá lớn. Nhưng Malaysia đã tiếp tục đề ra những chủ trương phát triển mới mẻ hơn. Phát biểu trong lễ đặt tên cho chiếc tàu cuối cùng trong dự án đóng 06 tuần tra hôm 23/7, Đô đốc Tan Sri Abdul Aziz Jaafar, Tư lệnh Hải quân hoàng gia Malaysia tuyên bố, lực lượng hải quân sẽ tiếp tục đề xuất đóng thêm 06 tàu tiếp theo để tăng cường cho hải quân.

Ngoài những dự án quan trọng trên, Malaysia đã tiếp tục nghiên cứu và tự chế tạo các máy bay không người lái, với mục đích tăng cường khả năng hoạt động tình báo, trinh sát, do thám và chiến đấu cho quân đội. Ngày 03/8, Hãng thông tấn (Bernama) của Malaysia cho biết, đầu năm 2010, quân đội nước này sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên của máy bay không người lái (UAV) loại Aludra. Mà quân đội Malaysia đã triển khai tại khu vực bờ biển Pandanan và Sipadan

Ngày 28/10, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Dr Ahmad Zahid Hamidi cho biết, các máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Hoàng gia Malaisya (RMAF) sẽ dần dần được loại bỏ và thay thế bằng các máy bay chiến đấu đánh chặn mới trước ngày 31/12/2010 do chi phí vận hành và bảo dưỡng những máy bay này tăng cao.

Quân đội Indonesia:

225dd3da

Quân đội Indonesia

Ngày 25/5, Tổng thống Indonesia Susilo BambangYudhoyono cho biết, ngân sách chi cho quốc phòng phải được tăng lên để đáp ứng nhu cầu sẵn sàng hoạt động của quân đội. Theo đó năm 2010, Indonesia tăng thêm ngân sách quốc phòng lên khoảng 21% khoảng 04 tỷ USD. Trong năm 2009 Indonesia đã có một số dự án mua một số máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga, xe chiến đấu bộ binh BMP-3F, trực thăng Mi-17 và Mi-35. Ngoài ra sẽ mua 2 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và dự kiến triển khai hoạt động vào năm 2015. Đối với quân đội Indonesia, ngân sách để duy trì các hệ thống vũ khí chính hiện có chỉ chiếm dưới 10% ngân sách quốc phòng của Indonesia, đây là ngân sách lý tưởng để duy trì phải chiếm từ 20 đến 25% ngân sách được phân bổ

Ngày 30/5, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Juwono Sudarsono tiết lộ, hiện Indonesia đang hội đàm với Mỹ về kế hoạch mua 04 máy bay vận tải C-130 Hercules do Lockheed Martin chế tạo và có thể cân nhắc mua các máy bay chiến đấu và 02 tàu ngầm trong 2-3 năm tới.

Ngày 11/4, Hải quân Indonesia đã tiếp nhận tàu hộ tống hạng nhẹ lớp Sigma cuối cùng trong tổng số 4 chiếc trong hợp đồng đã ký với Công ty Damen Schelde Naval Shipbuilding (Hà Lan) năm 2005. Sigma thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển dài ngày và đảm bảo an ninh chính trị trên biển thuộc vùng đặc khu kinh tế của Indonesia.

Ngày 18/9, Công ty đóng tàu quốc gia Indonesia (PT PAL) có kế hoạch kí hợp đồng với chính phủ nước này về việc đóng chiến hạm 2400 tấn trang bị cho Lực lượng Hải quân trước cuối năm 2009.Theo kế hoạch ban đầu, công ty sẽ đóng 2 chiếc, tuy nhiên do không đủ chi phí nên sẽ cắt giảm xuống còn 1 chiếc. Chi phí đề xuất đóng 1 chiếc tàu là 240 triệu USD. Trong trường hợp chính phủ nước này tán thành thì PT PAL có kế hoạch bắt đầu đóng tàu trong năm nay.

Ngày 22/9, Tuần báo Quốc phòng Jane’s đưa tin, nhằm mục đích hoàn thiện khả năng của hệ thống phòng không thuộc Lực lượng Không quân, Indonesia có ý định mua hệ thống pháo binh tầm xa của Thụy Sĩ và tên lửa phòng không tại Trung Quốc trong thời gian tới.Theo lời một vị tướng đã về hưu, Indonesia có kế hoạch mua pháo phòng không 35mm do công ty Oerlikon Contraves của Thụy Sĩ sản xuất và 3 tổ hợp QianWei-3 của Trung Quốc. Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Indonesia, những hệ thống của Thụy Sĩ dùng để thay thế những vũ khí đang vận hành hiện nay vốn được sản xuất vào thập niên 50. Tổ hợp QianWei-3 do tập đoàn xuất-nhập khẩu – chế tạo máy chính xác (CPMIEC) dự kiến được triển khai tại Jarkatar và căn cứ không quân tại Madiun, tỉnh phía Đông Java.

Ngày 17/10, tờ báo điện tử Kompas.com dẫn lời một bộ trưởng Indonesia cho hay, cơ quan nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước này sẽ đưa vào vận hành máy bay mini không người lái “Puna” để hỗ trợ quốc phòng và an ninh cũng như theo dõi các hoạt động khủng bố.

Quân đội Thái Lan

ess06032008_02

Quân đội hoàng gia Thailand

Việc tăng cao ngân sách quốc phòng được bằng sự cần thiết phải duy trì thế cân bằng lực lượng trong khu vực song song với việc tăng chi phí quốc phòng của các quốc gia láng giềng cũng như nhằm chống lại chủ nghĩa phân lập ở phía Nam đất nước; năm 2008, ngân sách quốc phòng tăng lên gần 5,1 tỷ USD (tháng 09/2008 chính phủ chi bổ sung cho quốc phòng 6,2 tỷ bath do đồng tiền trong nước bị mất giá.); năm 2009, ngân sách quốc phòng là 169 tỷ bạt cao hơn 2008 là 17,8%, lực lượng Bộ binh Thái Lan nhận 83,5 tỷ bath. Bộ quốc phòng đã đề nghị tăng chi phí ngân sách quốc phòng lên gần 1,8% GDP trong giai đoạn (từ 2009-2014) và lên gần 2% trong giai đoạn (2015-2019).

Ngày 17/2/2009, Đại sứ Nga tại Thái Lan cho biết, họ “quan tâm đến việc sở hữu vũ khí và trang thiết bị quân sự Nga nói chung và trực thăng Mi-17 nói riêng”.“Chúng tôi đang tiến hành thảo luận với các bạn đối tác Thái Lan về việc xác định những nội dung của hợp đồng tiềm năng này. Theo đó,Thái Lan sẽ tiến tới ký kết hợp đồng mua từ 3 đến 6 máy bay Mi-17B-5.

Ngày 15/9 Nội các Thái Lan đã tán thành đề xuất của Bộ Quốc phòng nước này về việc mua một lô lớn súng trường tiến công Tavor của Israel gồm 13868 khẩu với tổng trị giá 27,77 triệu USD. Phát ngôn viên chính thức của chính phủ Thái Lan, Supachai Jaisamut, nói với các nhà báo rằng thương vụ trên sẽ được thực hiện trong khuôn khổ thỏa thuận giữa 2 nước Thái Lan và Israel. Đồng thời, Thái Lan sẽ trả tiền mua vũ khí do Israel sản xuất theo ba đợt – 2009, 2010 và 2011. Trước đó, Thái Lan đã từng mua loại vũ khí này.

Ngày 22/9, các phương tiện thông tin Thái Lan cho biết, nội các Thái Lan đã thông qua khoản ngân sách mua sắm quốc phòng trị giá hơn 10 tỷ bạt (297 triệu USD), cho khoảng thời gian từ nay đến năm 2012. Theo kế hoạch, Bộ Quốc phòng Thái Lan sẽ sử dụng 4,9 tỷ bạt (145,6 triệu USD) cho việc mua sắm các phương tiện phục vụ ngành hậu cần quân sự, 03 tỷ bạt (89 triệu USD) sẽ được Lục quân Hoàng gia Thái Lan sử dụng để thay thế các phương tiện và máy móc đã cũ không còn hoạt động được, và hải quân sẽ nhận 989 triệu bạt (29 triệu USD) để mua trực thăng Seahawk thực hiện nhiệm vụ tác chiến chống ngầm. Một khoản ngân sách 1,6 tỷ bạt (48 triệu USD) sẽ được sử dụng để mua 3 chiếc tàu tuần tra duyên hải.

Tháng 10/2009, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã kí kết hợp đồng với Embraer – công ty hàng không vũ trụ của Brazil – mua máy bay ERJ 135 thứ hai. Ngoài hai đơn đặt hàng khác do quân đội Thái Lan đưa ra, đây là máy bay thứ tư do chính phủ Thái Lan đặt mua trong vòng chưa đầy hai năm. Tất cả những máy bay này đều là phiên bản máy bay tầm xa.

Chính phủ Thụy Điển đã chính thức tán thành thỏa thuận bán 6 máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen cùng hệ thống do thám radar Erieye và các hệ thống kết nối dữ liệu kèm theo cho Không quân Thái Lan. Một quan chức Bộ Quốc phòng Thụy Điển cho biết, thỏa thuận mua bán này trị giá 593 triệu USD và dự kiến số vũ khí trên sẽ được giao vào năm 2011.

Kế hoạch từ 5-10 năm tới sẽ mua tàu ngầm, giá trị ban đầu của một chiếc tàu ngầm khoảng 1,2 tỷ USD, nhằm thực hiện các nhiệm vụ tuần tra khu vực biển Andamans và eo biển Malacca.

Quân đội Campuchia

FILES-CAMBODIA-THAILAND-CONFLICT

Quân đội Campuchia

Camphuchia có kế hoạch tăng chi phí quốc phòng và an ninh từ 223 triệu USD năm 2009 lên 274 triệu USD trong năm 2010 (tăng 23%). Tổng ngân sách nhà nước cho tài khóa 2010 là 1,97 tỷ USD. Điều này cho thấy quân đội Campuchia đã được phân bổ khoảng 14% tổng số chi tiêu ngân sách nhà nước.

Quân đội Brunei

Brunei_Army_DM-SD-04-17076

Quân đội Brunei

Ngày 12/10, Quốc vương Brunei, Hassanal Bolkiah, đã có chuyến thăm chính thức Nga và đã có các cuộc gặp với các quan chức của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport để đàm phán về khả năng mua vũ khí của Nga trong tương lai. Rosoboronexport hy vọng, các cuộc gặp tới đây giữa Nga và Brunei sẽ đánh dấu sự khởi đầu các cuộc đối thoại hai bên cùng có lợi và mang tính xây dựng trong lĩnh vực hợp tác công nghệ quân sự giữa hai quốc gia. Quốc vương Hassanal Bolkiah đã được giới thiệu các hệ thống vũ khí phòng không do Nga sản xuất và đã được xem một máy bay trực thăng tấn công Ka-52 trình diễn. Ông cũng đã đến thăm một trung tâm huấn luyện các đơn vị lực lượng đặc biệt của Nga.

“Quốc vương Hassanal Bolkiah đã bày tỏ sự quan tâm thực sự đến vũ khí Nga và bày tỏ sự hài lòng về các cuộc đàm phán và giới thiệu này,” Thông cáo báo chí của Tập đoàn Rosoboronexport cho hay.

Tháng 6/2009, các cuộc thử nghiệm trên biển của tàu tuần tra đầu tiên lớp mới dùng cho Hải quân Brunei đã được bắt đầu. Tính đến thời điểm này, chưa có bất kỳ công ty nào cũng như lãnh đạo Brunei khẳng định chính thức việc kí kết hợp đồng đóng tàu, tuy nhiên các nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Đức cho rằng xưởng đóng tàu của Đức đã nhận được đơn đặt hàng đóng một vài tàu tuần tra từ quốc vương Brunei.

Quân đội Singapore

quek5

Quân đội Singapore

Năm 2009 quân đội Singapore quan tâm tới việc tăng cường sức chiến đấu tại khu vực đô thị bằng xe thiết giáp chở quân mới mang tên Terrex, loại xe này có thể cho phép lính không quân và đổ bộ liên lạc hiệu quả trên chiến trường. Terrex được trang bị hệ thống quản lí chiến trường, do đó cho phép binh lính mặt đất liên lạc với các chỉ huy của họ tại các sở chỉ huy, đồng thời nó có khả năng liên kết với các thiết bị chiến đấu khác của quân đội. Ngoài ra có thể thực hiện nhiệm vụ do thám trên không và mặt đất, chẳng hạn như định vị mục tiêu của kẻ thù, thông qua thiết bị camera và hệ thống điều hướng. Theo kế hoạch Singapore sẽ mua 150 xe Terrex và sẽ bắt đầu huấn luyện các tiểu đoàn bảo vệ và bộ binh sử dụng xe Terrex từ tháng 02/2010.

Tháng 02/2009, Không quân Singapore đã tiếp nhận 04 máy bay G550-AEW trị giá khoảng 01 tỉ USD với Hãng Elta của Israel, nhằm thay thế cho thế hệ E-2C Hawkeye đã hết hạn sử dụng. Loại máy bay này có khả năng phát hiện, nhận dạng mục tiêu ở phạm vi xa hơn.

Quân đội Philippines

PHILIPPINES-SECURITY

Quân đội PHILIPPINES

Tổng thống Gloria Arroyo đã chỉ đạo tìm cách đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa Hải quân, không những để tăng cường bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo mà còn để gìn giữ môi trường an ninh đại dương.

Theo chương trình hiện đại hóa quân đội Philippines, Hải quân có thể được tăng cường thêm các tàu mới vào năm 2017. Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Philippines thì sẽ phải mất thêm 2-3 năm để các thiết bị này về tới Philippines và đây là lý do tại sao Tổng thống Arroyo muốn tìm cách để có được các thiết bị phục vụ cho Hải quân trước năm 2017.

Từ 21-29/5, tại Cebu, diễn ra cuộc diễn tập Hải quân chung hàng năm giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Philippines với tên gọi CARAT 2009. Mục đích của cuộc tập trận này là giúp quân đội Philippines chống khủng bố và giúp Hải quân nước này làm quen với các công nghệ mới nhất đang được Mỹ sử dụng.

Lan Hương – Tin tổng hợp – vitinfo.com.vn – Images: MrLinh’s Blog

Điểm danh tàu chiến Trung Quốc

Theo báo cáo nghiên cứu về tình hình lực lượng tàu chiến mới đây, lực lượng Hải quân Trung Quốc đang sở hữu khoảng 1045 tàu chiến các loại. Giới phân tích cho rằng, với một lực lượng tàu hùng mạnh như vậy và kết hợp với chiến lược hành động của Hải quân, Trung Quốc sẽ bắt đầu có những bước đi mới trong chiến lược hải quân xa bờ, vươn rộng ra Thái Bình Dương trong thế kỷ 21.

Đến năm 2020, TQ phát triển mạnh hơn bộ máy quân sự có trình độ công nghệ tiên tiến, có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến quy mô, cách rất xa biên giới. Trung Quốc đã công khai về ngân sách quốc phòng năm 2007 khoảng 52 tỷ USD, năm 2008 khoảng 61 tỷ USD, năm 2009 khoảng 70,27 tỷ USD. Tuy nhiên, Mỹ cho rằng những số liệu này rất thấp so với con số thực.

Lực lượng tàu chiến hiện có của Hải quân Trung Quốc:

Tàu sân bay:

shichang-pic1

Hiện nay, Trung Quốc đang sở hữu 01 tàu sân bay ATS Shichang cỡ nhỏ đa chức năng. Theo kế hoạch, năm 2015 sẽ đóng 01 hàng không mẫu hạm cỡ lớn.

Tàu ngầm:

dsds

Hải quân Trung Quốc có khoảng 63 tàu ngầm các loại. Trong đó, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân bao gồm: 02 tàu ngầm loại 094 lớp Jin, 01 tàu ngầm loại 092 lớp Xia, 03 tàu ngầm loại 093 lớp Shang, 04 tàu ngầm loại 091 lớp Han.

Tàu ngầm chạy bằng động cơ Diesel gồm: 12 tàu ngầm lớp Kilo (mua của Nga), 02 tàu ngầm loại 041 lớp Yuan, 20 tàu ngầm loại 039 lớp Song, 17 tàu ngầm loại 035 lớp Ming, 01 tàu ngầm loại 031 lớp Golf, 01 tàu ngầm loại 033G lớp Wuhan, trong đó các tàu lớp Romeo và Whiskey đã bị thải loại. Theo kế hoạch đến năm 2015 Hải quân Trung Quốc sẽ đóng thêm 02 tàu ngầm hạt nhân loại 094 lớp Jin, 01 tàu ngầm hạt nhân loại 093 lớp Shang, 10 tàu ngầm diesel loại mới thuộc lớp Song và Yuan.

Khinh hạm:

type054jiangkai_04large

Hiện Hải quân Trung Quốc vận hành 47 khinh hạm các loại, trong đó bao gồm: 12 khinh hạm loại 054 lớp jiangkai, 10 khinh hạm loại 057 lớp Jiangwaei II, 04 khinh hạm loại 055 lớp Jiangwei I và 21 khinh hạm loại 053 lớp Jianghu. Theo kế hoạch năm 2015 sẽ đóng thêm 10 khinh hạm loại 054 lớp Jiangkai.

Khu trục hạm:

sovremenny_02large

Tổng cộng Trung Quốc có 26 tàu khu trục, trong đó có 03 khu trục loại 051C lớp Luzhou, 04 khu trục loại Sovremenny lớp Hangzhou, 03 khu trục loại 052C lớp Luyang II, 02 khu trục loại 052B lớp Luyang I, 01 khu trục loại 052A lớp Luhai, 02 khu trục loại 052 lớp Luhu, 11 khu trục loại 051 lớp Luda. Theo kế hoạch đến năm 2015 Trung Quốc sẽ đóng thêm một số tàu mới gồm: 03 khu trục loại 051D lớp Luzhou, 01 khu trục loại 052C lớp Luyang II.

Tàu mang tên lửa điều khiển:

houxin_3
Tổng số hiện có 84 tàu gồm: 50 tàu loại 022 lớp Houbei, 04 tàu loại 037-II lớp Houjian/Huang, 30 tàu loại 037-IG lớp Houxin. Theo kế hoạch Trung Quốc sẽ đóng thêm 10 tàu loại 022 lớp Houbei vào năm 2015.

Tàu tuần tiễu:

type037i_haijiu_01large

Là loại tàu có số lượng hùng hậu nhất với 231 chiến hạm các loại gồm: 36 tàu loại 037-IS lớp Haiqing, 78 tàu loại 037 lớp Hainan, 17 tàu loại 062/1 lớp Shanghai III/Haizhui, 100 tàu loại 062 lớp Shanghai II.

Tàu tác chiến thủy lôi:

Hải quân đang sở hữu 101 tàu các loại gồm: 01 tàu lớp Wolei / Bulieijian, 40 tàu loại 010 [Sov T-43] lớp 010 [RESERVE], 01 tàu loại 082 lớp Wosao, 50 tàu lớp Lianyun, 09 tàu loại 025 lớp Huchuan.

Tàu tác chiến đổ bộ:

060428-1

Gồm 39 tàu các loại, trong đó: 01 tàu loại 071 lớp Yuzhao, 12 tàu loại 072 III lớp Yuting, 11 tàu loại 072 II lớp Yuting, 07 tàu loại 072 lớp Yukan, 01 tàu loại loại 073 III lớp Yudeng, 01 tàu loại 073 II lớp Yudao, 04 tàu đổ bộ tấn công lớp Qiongsha, 02 tàu bệnh viện lớp Qiongsha, 02 tàu bệnh viện lớp 920, 01 tàu bệnh viện loại 320 mua của Nga. Theo kế hoạch năm 2015 Trung Quốc sẽ đóng mới các tàu sau: 01 tàu loại 071 lớp Yuzhao, 08 tàu loại 072 III lớp Yuting.

Xuồng tác chiến đổ bộ:

CE017110FG0010

Gồm 305 chiếc, trong đó có 20 xuồng loại 074 lớp Yuhai/Wuhu, 25 xuồng loại 079 lớp Yulian/Yuliang/Yuling, 30 xuồng loại 068/069 lớp Yuchin, 200 xuồng loại 067 lớp Yunnan và 30 xuồng loại 724 lớp Jingsah II. Năm 2015 sẽ đóng mới 05 xuồng lớp Yuhai/Wuhu.

Tàu tác chiến điện tử:

0051

Hiện Hải quân sở hữu 21 tàu gồm: 01 tàu lớp Dongdiao, 01 tàu lớp Dadie / Beidiao, 04 tàu lớp mới, 01 tàu lớp Xing Fengshan / Xiangyang Hong, 14 tàu do thám lớp mới.

Tàu khảo sát và nghiên cứu hải dương:

Hiện Hải có 24 tàu các loại gồm: 04 tàu lớp Yuan Wang, 04 tàu lớp Xiang Yang Hong, 02 tàu lớp Yanqian (mod-Kansha), 07 tàu lớp mới và 07 tàu khảo sát biển lớp mới.

Các tàu xuồng yểm trợ khác:
Với khoảng 142 tàu xuồng khác nhau gồm: tàu vận tải, tiếp dầu, chở dầu, khảo sát, nghiên cứu biển, tàu hỗ trợ thử nghiệm vũ khí, tàu huấn luyện, tàu rải cáp, tàu cứu hộ và tàu kéo.

Chiến lược của Hải quân

Bên cạnh một lực lượng tàu chiến hùng hậu như vậy, Trung Quốc cũng đã đề ra cương lĩnh cho chiến lược của Hải quân nhằm tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ sự thống nhất quốc gia, bảo vệ quyền lợi trên biển, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh hải, chiến lược kiềm chế đối phương từ ngoài khơi và chiến lược ngăn chặn chống sự đổ bộ của đối phương vào lãnh thổ.

Tăng cường khả năng đưa các lực lượng quân sự tới những nơi xa xôi trên biển cả. Cụ thể là sự vươn xa ra hướng Biển Đông và Thái Bình Dương.

Đối với chiến lược Hải quân, Trung Quốc cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể là: cần tích cực phòng ngự cận hải, qua đó khẳng định sức mạnh của Hải quân Trung Quốc đối với việc bảo vệ quyền lợi trên biển và để tối ưu hoá các chiến dịch tác chiến của Hải quân.

Nhiệm vụ của Hải quân Trung Quốc hiện nay là trấn thủ các hải đảo, bảo vệ cũng như phong tỏa các đường giao thương trên biển từ Vladivostok ở phía bắc đến eo biển Malacca ở phía nam, và ra đến quần đảo Aleutians, Kuriles, Ryukyus, Đài Loan, Philippine, và quần đảo Greater Sunda. Hướng phát triển tiếp theo là vươn ra xa hơn ngoài khơi Thái Bình Dương trong thế kỷ 21, thách thức đối với quân đội Mỹ.

Tuy nhiên theo giới phân tích đánh giá, hiện nay lực lượng quân sự Trung Quốc mới chỉ dừng ở mức độ có khả năng đánh thắng được một lực lượng quân sự bậc trung bình.

Tiếp đó đến năm 2020 có thể đuổi kịp quân đội các nước hạng hai như Nga, châu Âu và Nhật Bản. Đến năm 2050 có thể trở thành một siêu cường quân sự ngang bằng với Mỹ.

Quốc Tuấn (Theo Globalsecurity) – Vitinfo.com.vn

Tiềm lực quân sự Đài Loan

Quantcast

taiwan1Kể từ sau năm 1975 cho đến nay Đài Loan vẫn chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đài Loan đã đưa quân đội ra đảo này xây dựng các công trình quân sự kiên cố, như sân bay quân sự cho các máy bay lớn hạ cánh an toàn, các pháo đài, công trình Hải quân.

Trong một số năm gần đây Chính phủ Đài Loan đã tích cực củng cố và tăng cường tiềm lực quốc. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới tăng cường khả năng cho Không quân, Hải quân và các hệ thống tên lửa nhằm sẵn sàng đối phó với sự tấn công quân sự từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng trong năm 2009 có giảm so với những năm trước đó, nhưng đó chỉ là một biện pháp nhằm xoa dịu đi những căng thẳng ở eo biển Đài Loan. Sau đây ban biên tập xin tổng hợp lại những nét quân sự chính của Đài Loan và hoạt động có liên quan tới Biển Đông trong một số năm gần đây.

Về ngân sách quốc phòng:

Năm 2009 Đài Loan đã chi phí cho quốc phòng là 10 tỷ USD, năm 2008 là 10,5 tỷ USD. Chi tiêu cho quốc phòng năm 2009 chiếm 17,2% ngân sách Chính phủ. Tuy nhiên, các nghị sĩ thuộc đảng đối lập cho rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng có thể gửi một tín hiệu sai lầm tới Mỹ và Nhật Bản rằng, Đài Loan thiếu sự quyết tâm trong việc bảo vệ chính mình để chống lại Trung Quốc. Mặc dù ngân sách năm 2008 và 2009 giảm dần, nhưng việc mua bán vũ khí, trang bị quân sự không hề giảm.

Hải quân:

2444

Lo ngại trước những nguy cơ bị bao vây của Hải quân Trung Quốc, vì thương mại nội địa phụ thuộc chủ yếu vào việc vận chuyển bằng đường thủy, bên cạnh đó Trung Quốc đã liên tục tăng cường sức mạnh quân sự ở eo biển Đài Loan.

Trước tình thế đó, Tháng 8/2007, Đài Loan đã đặt mua 6 tàu khu trục của Mỹ với trị giá 4,6 tỷ USD để tăng cường cho lực lượng tàu khu trục. Năm 2008, Đài Loan đã đặt mua 08 tàu ngầm tấn công mới của Mỹ với trị giá khoảng 61,54 tỷ USD, bên cạnh đó cũng đã chi thêm 200 triệu USD cho dự án nâng cấp các tàu ngầm cũ.

Không quân:

j10013pq

Đài Loan có một đơn vị không quân chuyên chịu trách nhiệm do thám Đại lục, với một loạt nhiệm vụ từ chụp ảnh, thả gián điệp, thử phản ứng radar hay thu thập các mẫu không khí bị nghi ngờ là nhiễm phóng xạ hạt nhân. Với cái tên Black Bats (Những con dơi đen), phi đội này đã hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Về mua sắm, trong năm 2006, Đài Loan đã nhận được sự đồng ý của Mỹ về việc mua 66 máy bay chiến đấu tiên tiến F-16C/D Block 52s trị giá 3,1 tỷ USD, trước khi có thể tiến tới hợp đồng mua các loại máy bay chiến đấu “thế hệ thứ ba” từ Mỹ. Theo đó năm 2008, thỏa thuận này cũng kêu gọi mua 6 hệ thống PAC-3 Patriot và 12 máy bay chống ngầm P-3C.

Mặc dù hiện nay Đài Loan có máy bay chiến đấu hiện đại Mirage và F16, nhưng lực lượng đánh chặn PAC-2 do Mỹ sản xuất có thể không đủ sức để chống lại được kho tên lửa lớn của Trung Quốc. Theo Richard Fisher, thuộc Trung tâm Chính sách An ninh (Mỹ) khẳng định, chiến lược phòng thủ tên lửa hiện nay của Đài Loan đã lỗi thời, lựa chọn thiết thực nhất của Đài Loan hiện nay là mua tên lửa hiện đại PAC-3 của Mỹ cũng như mua thêm các radar cảnh báo sớm và công nghệ trinh sát điện tử nhằm tăng cường khả năng cảnh báo sớm về sự tấn công từ phía Trung Quốc.

Hệ thống tên lửa:

pac2%20launch

Đối với các hệ thống tên lửa, Đài Loan đã coi đây là một khâu then chốt để đối đầu lại một cuộc tấn công của Trung Quốc. Với nhận định đó, năm 2007, Chính phủ đã chi 3,5 tỉ USD để nâng cấp 3 hệ thống Patriot đang được sử dụng. Năm 2008, Chính phủ Đài Loan đã đề xuất mua 06 hệ thống Patriot, với trị giá 4,5 tỷ USD.

Hiện nay Đài Loan đã có một căn cứ tên lửa đất đối không Tien Kung, các hệ thống tên lửa này được kết nối với một hệ thống radar tiên tiến thông qua một màn hình chỉ thị điện tử, có khả năng theo dõi một lúc nhiều mục tiêu cách xa 300 km. Các hệ thống hầm tại căn cứ được xây dựng kiên cố trong lòng đất, mỗi hầm được trang bị 04 tên lửa Tien Kung I và Tien Kung II, trong đó Tien Kung I có tầm xa 100 km và Tien Kung II là 200 km.

2173

Chính phủ Đài Loan cũng tán thành ngân sách chi phí cho việc nâng cấp các khẩu đội pháo chống tên lửa Patriot II do Mỹ chế tạo nhằm bảo vệ khu vực đông dân của Đài Bắc và ủng hộ việc mua tên lửa nhiều hơn để bảo vệ toàn bộ hòn đảo này.

Tháng 08/2007, Mỹ đã bán cho Đài Loan tên lửa Harpoon với trị giá 125 triệu USD, trong đó bao gồm 60 tên lửa loại ABM-84L, 30 giá đỡ tên lửa sử dụng cho phóng trên không, và 50 thiết bị nâng cấp phiên bản tên lửa AGM-84G thành AGM-84L. Loại tên lửa này được lắp 01 đầu đạn hạt nhân, có thể được phóng từ các máy bay chiến đấu, tàu mặt nước và tàu ngầm, với hoả lực mạnh có thể phá huỷ các cơ sở hạ tầng quốc phòng trên diện rộng.

Những hoạt động quân sự của Đài Loan có liên quan tới đảo Ba Bình

Đảo Ba Bình là hòn đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nằm ở tọa độ 10°23 bắc, 114°22 đông, Theo từ điển bách khoa mở Wikipedia, Trung Quốc và Đài Loan gọi đảo này là đảo Thái Bình (Taiping dao). Đảo có chu vi 2,8km, diện tích 43,2ha và có một vòng đá san hô bao quanh. Chiều dài đảo là 1.470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung bình 2,8m. Trên đảo có mọc các loại cây dừa, chuối, đu đủ, cây cọ cao khoảng 7m và nhiều bụi rậm. Trên đảo có một giếng nước và có nhiều công sự bỏ hoang ở phía tây nam.

Taiwan-army-photo-1

Kể từ sau năm 1975 cho đến nay Đài Loan vẫn chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đài Loan đã đưa quân đội ra đảo này xây dựng các công trình quân sự kiên cố, như sân bay quân sự cho các máy bay lớn hạ cánh an toàn, các pháo đài, công trình Hải quân. Ngày 21/01/2008, Đài Loan đã đưa máy bay quân sự C-130 đáp xuống đường băng vừa xây xong trên đảo Ba Bình.

LA62942_Ba_Binh

( đảo Ba Bình )

Ngày 08/5, Đài Loan lại lên tiếng khẳng định chủ quyền của họ đối với nhiều nhóm đảo trên Biển Đông sau khi Việt Nam và Malaysia đệ đơn lên Liên Hợp Quốc yêu cầu mở rộng đường danh giới phía ngoài thềm lục địa của mình.

Việt Nam cũng đã có đầy đủ bằng chứng cả về lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thời gian gần đây chúng ta đã sưu tập được rất nhiều tài liệu, chứng cứ lịch sử giúp chúng ta khẳng định vững chắc chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa.

Trần Anh (Tổng hợp theo Vitinfo)

Bí mật tên lửa tầm xa Taepodong của Triều Tiên

Kho tên lửa của Triều Tiên gồm đủ loại từ tầm ngắn, tầm trung và đạn đạo tầm xa đều do nước này tự phát triển dựa trên công nghệ nước ngoài. Trong số đó các thế hệ hỏa tiễn tầm xa Taepodong có sức mạnh lớn nhất.

Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa Taepodong-1 năm 1998. Ảnh: The Seoul Times

Tên lửa tầm xa thế hệ đầu tiên của Triều Tiên là Taepodong-1 dùng nhiên liệu lỏng. Đây là loại vũ khí tổng hợp từ hai loại tên lửa tầm ngắn, tầm trung là Scud và Nodong của nước này. Taepodong-1 có thể vươn tới mục tiêu ở cách xa từ 2.000 đến 2.500 km, được cho là dựa trên công nghệ tên lửa SS-21 của Liên Xô trước đây nhưng bị đánh giá còn thiếu độ chính xác.

Mỗi quả Taepodong-1 nặng khoảng 33 tấn, đường kính 1,8 mét và dài 25,8 mét. Triều Tiên thử nghiệm loại này lần đầu tiên vào tháng 8/1998 từ bãi thử Musudan-ri, trong đó quả tên lửa vọt qua lãnh thổ phía bắc Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương. Sự kiện này đồng nghĩa với việc các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa đã được đưa vào trong tầm tấn công của tên lửa Bình Nhưỡng.

Taepodong-1 là loại tên lửa đạn đạo hai tầng hiện đã được triển khai sẵn sàng chiến đấu tại Triều Tiên. Một số nguồn tin Nga cho biết, tính đến năm 2009 Triều Tiên có khoảng từ 25 đến 30 quả Taepodong-1 đang đặt trên bệ phóng. Khi thử nghiệm năm 1998, Bình Nhưỡng thông báo chính thức mục đích bắn là đưa vệ tinh đầu tiên của họ mang tên Kwangmyongsong vào quỹ đạo nhưng bất thành.

Tên lửa Taepodong-1 đòi hỏi phải được phóng từ một vị trí cố định và cần có sự chuẩn bị kéo dài, nên khi bắn dễ dàng bị vệ tinh do thám của đối phương phát hiện trước. Bên cạnh đó còn có một loại tên lửa tầm xa khác đang Triều Tiên phát triển là Taepodong-X, nhưng hiện phiên bản này chưa được thử nghiệm lần nào.

Taepodong-X được cho là dựa trên tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm của Liên Xô và có tầm bắn lên tới 4.000 km, đủ sức vươn tới các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam. Khác với Taepodong-1 sử dụng bệ phóng cố định, Taepodong-X có thể bắn từ hệ thống phóng di động mà đối phương không nhìn thấy.

Tên lửa Taepodong-2 của Bình Nhưỡng. Ảnh: MDV.

Để khắc phục những khiếm khuyết của Taepodong-1, Triều Tiên đang tập trung phát triển phiên bản thế hệ mới Taepodong-2 có tầm bắn mở rộng hơn, ước tính từ 5.000 đến 6.000 km nhưng vẫn dùng nhiên liệu lỏng. Điều này đủ khả năng đặt Alaska, Hawaii và những phần đất ở bờ biển phía tây nước Mỹ vào tầm tấn công của Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, các chuyên gia không tin tưởng vào độ chính xác của Taepodong-2 cũng như khả năng mang đầu đạn lớn của nó. Cũng giống như người anh em Taepodong-1, nó đòi hỏi phải có hệ thống phóng cố định khi bắn. Taepodong-2 được bắn thử lần đầu ngày 5/7/2006 và bay được khoảng 40 giây thì nổ tung. Mỗi quả Taepodong-2 nặng 80 tấn, dài 35,8 mét và đường kính 2,2 mét. Hỏa tiễn này có thể mang đầu đạn thông thường, hạt nhân hay vệ tinh nặng trên 500 kg.

Lần gần đây nhất Triều Tiên bắn thử Taepodong-2 là ngày 5/4 vừa qua sau 12 ngày chuẩn bị trên bệ phóng. Toàn bộ hoạt động này được đặt trong sự theo dõi chặt chẽ của các vệ tinh do thám Mỹ. Khi đó Bình Nhưỡng khẳng định họ phóng tên lửa này nhằm đẩy vệ tinh viễn thông vào không gian, nhưng nhiều nước coi đây chỉ là vỏ bọc che đậy chương trình tên lửa đạn đạo bị cấm.

Giới chuyên gia thì đánh giá việc Triều Tiên phóng tên lửa Taepodong-2 hôm 5/4 vừa qua đã chứng tỏ "sự tiến bộ đáng kể" trong công nghệ tên lửa tầm xa của nước này. Hàn Quốc tin rằng loại tên lửa này của miền bắc có thể bay xa tới 6.700 km, đủ sức đặt bang Alaska của Mỹ và đảo Guam, nơi Mỹ có căn cứ quân sự lớn, vào tầm tác chiến của nó.

Nhiều nguồn tin còn nhận định, Triều Tiên đã phát triển phiên bản mở rộng của Taepodong-2 khiến nó không chỉ đủ sức vươn tới quần đảo Hawaii mà còn tới tận vùng bờ biển phía tây nước Mỹ, bằng tầm bắn đạt tới khoảng 8.000 km. Hiện có mối lo ngại Bình Nhưỡng sắp phóng thử Taepodong-2 hướng tới Hawaii, trong bối cảnh hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đã sẵn sàng tác chiến.

Tên lửa tầm ngắn và tầm trung

Bức ảnh Triều Tiên bắn thử tên lửa tầm ngắn do hãng thông tấn KCNA công bố ngày 5/1/2009.

Ngoài loại tầm xa Taepodong các thế hệ, kho tên lửa Triều Tiên còn có nhiều loại tầm ngắn khác nhau. Trong đó KN-02 được coi là loại có độ chính xác cao nhất, nhưng tầm bắn chỉ đạt khoảng 100 km và đây cũng là loại có tầm bắn thấp nhất. Bên cạnh đó Scud-B có tầm bắn 300 km và Scud-C là 500 km. Riêng Scud-D có khả năng bắn mục tiêu cách xa 700 km. Những loại hỏa tiễn này có thể mang các đầu đạn thông thường.

Các loại tên lửa Scud B, C và D đều đã được Bình Nhưỡng cho thử nghiệm và triển khai trên thực địa. Với những quả hỏa tiễn này Triều Tiên có thể tấn công bất cứ khu vực nào trên đất Hàn Quốc.

Có tầm bắn xa hơn một chút là hỏa tiễn Nodong đủ sức vươn tới mục tiêu có khoảng cách 1.000 km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Nhưng theo nghiên cứu của một trung tâm hạt nhân Mỹ thì tên lửa loại này có độ chính xác không cao với sai số từ 2 đến 4 km so với mục tiêu. Tên lửa Nodong có thể tấn công hầu hết các địa điểm trên đất Nhật Bản. Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa loại này vào tháng 5/1993 và cho triển khai từ năm 1998.

Khán giả Nhật tưởng nhầm Phan Hoà là… hoa hậu thật!


Khán giả Nhật tưởng nhầm Phan Hoà là… hoa hậu thật!

LHP Truyền hình Quốc tế Tokyo diễn ra từ ngày 21-24/10, bộ phim Chạy án 1 được BTC lựa chọn giữa nhiều bộ phim truyền hình VN gửi giới thiệu. BTC mời đích danh hai diễn viên (một nam, một nữ) trong phim sang Nhật, đó là Phan Hoà và Dũng Nhi. Sang Tokyo từ ngày 20/10 cùng đạo diễn Khải Hưng (GĐ Trung tâm Sản xuất phim truyền hình), đạo diễn Vũ Hồng Sơn, diễn viên Dũng Nhi, Phan Hoà đã có nhiều kỷ niệm khó quên với đất nước mặt trời mọc.
Khán giả Nhật tưởng nhầm Phan Hoà là… hoa hậu thật!
Diễn viên Phan Hoà và đạo diễn Vũ Hồng Sơn tại LHP Truyền hình quốc tế Tokyo

“Đây là lần đầu tiên tôi ra nước ngoài, mọi điều đều bỡ ngỡ, nước Nhật thực sự khiến tôi choáng ngợp. Giao thông của họ hiện đại, thoáng sạch, nước đông dân nhưng đường phố chẳng có mấy người xe qua lại (khác hẳn với đường phố VN lúc nào cũng ùn tắc). Ngạc nhiên với điều này, tôi đã hỏi những người dân bản xứ mới được biết, nước Nhật có hệ thống giao thông đường ngầm, tàu điện ngầm rất hiện đại. Tôi đã thử đi tàu điện ngầm, cảm giác thật thú vị. Khí hậu dễ chịu. An ninh công cộng tốt tới mức ngạc nhiên. Chúng tôi rủ nhau đi mua sắm ở các siêu thị hàng hoá, mấy chú cháu để đồ đạc ở quầy hàng chạy đi chụp ảnh, một lúc sau quay lại, tất cả vẫn còn nguyên chỗ cũ”- dường như nước Nhật có rất nhiều điều để Phan Hoà kể chuyện.

LHP Truyền hình Quốc tế Tokyo dành nhiều lời ngợi khen cho phim Chạy án và nhiều ưu ái cho đoàn làm phim từ Việt Nam sang. Sự thân thiện, nồng nhiệt của BTC dành cho các thành viên đoàn Việt Nam khiến Phan Hoà bất ngờ. “Chúng tôi được đón tiếp rất nồng hậu và lịch sự. Đặc biệt họ rất ưu ái cho diễn viên. Cá nhân tôi ngay khi xuống máy bay đã có một người phiên dịch riêng, một người quản lý, và ngay sau đó có ngay một chuyên viên trang điểm mặt, một thợ làm tóc, họ chăm sóc rất chu đáo, cầu kỳ. Đúng là phải sang đó mới thấy diễn viên họ được chăm sóc chuyên nghiệp tới mức nào. Mỗi diễn viên có tới 10-15 vệ sỹ và các chuyên viên trang điểm đi cùng. Diễn viên Việt Nam đến bao giờ mới được như thế?
Phan Hoà mặc áo dài VN tại Nhật

Đến tham dự các buổi giao lưu, chiếu phim trong lịch trình LHP, khi tôi giới thiệu mình là diễn viên đóng vai hoa hậu Minh Phương trong phim Chạy án 1, mọi người đều rất ngạc nhiên. Họ trầm trồ “Hoa hậu trên phim béo thế cơ mà? Sao ngoài đời gầy thế?”. Những ngày tham dự LHP tôi đều mặc áo dài, khán giả Nhật và các đoàn làm phim quốc tế đều nhìn ngắm, ngợi khen và bày tỏ sự yêu mến với tà áo dài Việt Nam. Nhiều người hỏi tôi, ngoài đời có phải là hoa hậu thật không? Tôi nói mình chỉ là một diễn viên, mọi người đều dành nhiều lời ngợi khen ưu ái dành cho tôi.

Đoàn làm phim Hàn Quốc, các khán giả Nhật đều đến chụp hình cùng để làm kỷ niệm. Đặc biệt có một đạo diễn người Mỹ đến trò chuyện và đưa ra nhiều lời hứa hẹn về sự hợp tác điện ảnh giữa hai nước Mỹ-Việt. Đoàn làm phim Cô dâu vàng- phim hợp tác giữa Việt Nam, Hàn Quốc cũng tham dự LHP lần này. Họ rất thú vị khi gặp đoàn làm phim Việt Nam”- Phan Hoà “bật mí” những chuyện bên lề LHP Truyền hình Quốc tế Tokyo.
Phan Hoà chụp ảnh kỷ niệm cùng đoàn làm phim Hàn Quốc và khán giả Nhật

Đạo diễn Khải Hưng, đạo diễn Vũ Hồng Sơn và Phan Hoà rủ nhau qua các khu trung tâm thương mại để mua sắm, giá cả khá đắt so với Việt Nam, nhưng như Phan Hoà nói, nhiều đồ đẹp và tính cách người Nhật rất thân thiện. Tại LHP, có khán giả nhận ra Phan Hoà, Dũng Nhi chạy đến xin chữ ký và chụp ảnh cùng.

“Cảm giác đến một đất nước xa lạ, bỡ ngỡ, nhưng lại được chào đón nồng nhiệt, một người lạ nói tiếng khác đến gần chào hỏi và xin chụp hình kỷ niệm… là những cảm xúc thú vị mà tôi sẽ nhớ mãi”- Phan Hoà tâm sự. Trở về sau LHP Truyền hình quốc tế Tokyo, “hoa hậu Minh Phương” cảm thấy học hỏi được rất nhiều từ bạn bè và các nhà làm phim quốc tế.
Phan Hoà trên đường phố Nhật Bản.

Vĩnh biệt Yahoo 360

Chỉ vài giờ nữa, người sử dụng sẽ không thể truy cập trang blog mà họ đã gắn bó thời gian qua. Dù điều này đã được báo trước và cũng rất ít người còn vào 360, giờ phút chia ly đến gần vẫn khiến nhiều blogger ngậm ngùi.
>'Giã từ dĩ vãng ngọt ngào' Yahoo 360

"Ngày cuối cùng bên nhau, xin hãy để em viết những dòng cuối... Về blog 360, về bạn bè và về cả những thứ em được và đã mất", blogger Em là Mưa chia sẻ trong entry cuối cùng "Em yêu 360".

Người ta ví Yahoo 360 như mối tình đầu khó quên và khó dứt. Theo năm tháng, họ không còn đam mê với "cô nàng khó ưa" này nữa khi nàng dần bộc lộ vô số "thói hư tật xấu" nhưng vì lỡ yêu quá sâu đậm nên không khỏi bùi ngùi luyến tiếc khi biết nàng một ngày nữa sẽ đi xa.

Trong khi các mạng xã hội khác vất vả để có được tình yêu của người dùng trong nước như Yahoo 360 thì "ông chủ" của dịch vụ blog từng phổ biến nhất Việt Nam lại lạnh lùng chấm dứt sự tồn tại của nó mặc cho nhiều blogger năn nỉ "duy trì nền tảng dành riêng cho người Việt". Bởi họ muốn mở rộng đường cho sự phát triển của 360 plus - "cô em" đang thừa hưởng tính cách sáng nắng chiều mưa gần giống cô chị những tháng cuối cùng (lúc truy cập được lúc không, thi thoảng không thể viết được entry mới…).

"Mình không mong Yahoo 360 sẽ 'sống', lâu rồi mình đã chuyển sang Facebook. Nhưng mình ước, dù biết là không thể, rằng Yahoo sẽ không cho phép mọi người tiếp tục cập nhật blog nhưng vẫn giữ nó lại để thi thoảng mình và bạn bè vào xem lại những kỷ niệm cũ", blogger Whitelie nói.

*Những 'cung bậc' cộng đồng blog Việt

*Tính xấu ngộ nghĩnh trên blog

*Bóc tem - văn hóa 'nhảm' nhưng tồn tại lâu nhất trên blog

*Yahoo 360 - bỏ thì thương, vương thì tội

*8 sự kiện rùm beng cộng đồng blog Việt 2008

Nỗi lo sợ mất blog và bạn bè khiến người ta chuyển nội dung sang bất cứ mạng xã hội nào cung cấp công cụ sao chép dữ liệu, nên nhiều blogger hiện nay có đến 5-6 tài khoản trên các mạng xã hội trong và ngoài nước từ Facebook, Opera, Multiply đến 360 plus, 1280.com… Tuy nhiên, chỉ số ít đã xác định được họ sẽ "an cư" tại đâu, số khác không blog nữa, còn lại vẫn nháo nhác hỏi nhau "mọi người về đâu đông nhất để tớ chuyển sang đó?".

Qua Yahoo 360, người ta không chỉ chứng kiến nhiều điều cảm động (nhật ký ung thư, phong trào Free Hugs...) và kỳ quặc (trào lưu "bóc tem", trào lưu thành hot girl nhờ vài bức ảnh sexy đăng trên blog…) mà còn bởi sự gắn bó đến mức phi lý của người sử dụng dù nó đã được cảnh báo khai tử hơn một năm qua

Yahoo 360, dẫu bị chê là dịch vụ nghèo nàn, khô khan, vẫn có công lớn khi giúp trào lưu blog phổ biến ở Việt Nam. Bởi thế, nền tảng đang hấp hối này xứng đáng nhận được lời cảm ơn của người dùng. Tạm biệt nhé, Yahoo 360.

Tâm sự của thiếu nữ buộc phải bán thân giữa trời Tây

Đàn ông Việt Nam vào nhà chứa này, họ đòi quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su, tôi không đồng ý. Họ nói lại với chủ và tôi bị đánh đập. Quá sợ hãi tôi phải làm theo, rồi lần lượt hai đứa con của tôi ra đời mà chẳng biết ai là bố.

Tên tôi là Mai, 22 tuổi. Mẹ tôi mất khi sinh tôi vì bị băng huyết. Ngày đó, bệnh viện vẫn chưa có điều kiện như bây giờ nên bà chỉ kịp cho tôi chào đời rồi ra đi ngay sau đó. Tôi sống với bố và bà ngoại đến năm 2 tuổi thì bố cũng bỏ tôi mãi mãi.

Từ đó, tôi sống trong tình yêu thương của bà ngoại. Rồi một ngày, bà cũng bỏ tôi đi, năm đó tôi mới 14 tuổi. Ngày đó, hàng xóm trong làng đến và giúp đỡ chôn cất bà tôi.

Theo lời dặn của bà trước khi mất, tôi được về ở với một người họ hàng. Được một thời gian, ông bảo rằng bà dặn phải đưa tôi đến một nơi xa... Tôi gật đầu đồng ý. Năm đó là 2002. Rồi ông đưa tôi về Hà Nội để làm một số giấy tờ. Khoảng 5 tháng sau, tôi được đưa đến sân bay. Rồi tôi lên máy bay cùng một đoàn người khoảng mười mấy người Việt Nam. Có một ông đưa chúng tôi đi. Lúc đó, tôi không biết gì chỉ biết đi theo các bạn cùng đoàn. Tôi hỏi đi đâu, người bảo đi Anh, người nói đi Pháp, người bảo là Đức... Nói chung là rất nhiều nước. Họ hỏi tôi đi đâu thì tôi lắc đầu nói không biết.

Chú thích ảnh:
Ba mẹ con vừa trốn thoát khỏi nhà chứa cách đây ít ngày. Ảnh do nhân vật cung cấp

Tôi phải gọi người đàn ông dẫn tôi đi là "bố", ông ấy dặn nếu ai hỏi thì phải nói là bố tôi rất thích đi du lịch. Sau này tôi mới biết, để giả danh cho việc đưa người, họ thường đóng giả là bố con, hoặc vợ chồng, hay mẹ đưa con đi chơi.

Tới Hà Lan, "ông bố" quay trở lại Nga, còn tôi được một ông đưa lên ôtô đi vài vòng quanh thành phố, rồi ông ấy đưa tôi vào một nhà ga xe lửa, dặn đứng đấy để đi mua đồ ăn. Tôi đứng chờ mấy tiếng đồng hồ vẫn không thấy ông ấy trở lại. Tôi sợ hãi, lang thang quanh đó, vừa đi vừa vừa khóc. Tôi nghe thấy một đôi vợ chồng nói tiếng Việt Nam. Tôi lân la đến hỏi và nhờ giúp đỡ. Tôi kể lại toàn bộ câu chuyện cho họ nghe. Họ đưa tôi về nhà ăn cơm và ngủ. Sáng hôm sau, họ đưa tôi ra cảnh sát. Và tôi được chuyển đến trại tị nạn.

Khi tôi đến trại, họ phỏng vấn, điều tra tới 2 tiếng, và chuyển đến một trại khác. Cuộc sống trong trại rất tốt. Vì dưới tuổi vị thành niên nên tôi phải có người quản lý. Lúc mới vào tôi được phát 120 euro để mua xe đạp, quần áo, sách vở để đi học; hàng tuần được thêm 30 euro. Ở trại của tôi thì không có người Việt Nam, nhưng ở trường thì có một bạn gái là người Việt. Chúng tôi thỉnh thoảng cũng trò chuyện và cô bạn đưa tôi đi mua đồ ăn của châu Á.

Vài lần sau, tôi quen đường thì tự đi một mình. Một lần, tôi gặp một người Việt Nam. Chú đó cũng lớn tuổi, tôi nói tôi ở trại này tại thành phố này... Ông ý nói tôi mua nhiều đồ như vậy, hãy để chú đưa về trại. Tôi mới sang và gặp người Việt Nam nên tin ngay. Rồi tôi ngồi phía sau thùng xe ôtô của ông ta, vì đằng trước ông ta để rất nhiều đồ đạc. Xe đi khá lâu mà vẫn chưa đến nơi, tôi đập xe hỏi thì ông ấy nói sắp đến nơi rồi. Tôi tin và ngủ thiếp đi. Lúc tỉnh dậy, thấy vẫn chưa đến nơi. Tôi lại hỏi thì ông ấy nói đưa tôi về nhà ông ấy...

Tại nhà ông ấy ở Czech, hàng ngày tôi phải dậy sớm bán quần áo, dọn dẹp nhà cửa và trông hai đứa con của họ. Đến tối thì nấu nướng. Tôi buộc phải làm tất cả những việc đó nếu không ông ấy sẽ đánh, và dọa sẽ đưa tôi ra cảnh sát để đuổi về nước vì tôi sống bất hợp pháp. Tôi rất sợ, đành phải nghe theo.

Được khoảng 2 tháng, một lần vợ đi vắng, ông ấy đã bắt tôi phải quan hệ tình dục. Tôi từ chối, ông ấy dọa và đánh nên tôi đành để yên. Từ đó thỉnh thoảng ông ấy lại bắt tôi quan hệ. Sau khoảng nửa tháng, nhân một lần ông ấy đi vắng, tôi đã kể cho bà vợ nghe. Bà rất tức giận, tôi van xin bà cho tôi được rời khỏi đây. Bà cũng mủi lòng nói sẽ giúp, khi có bạn sang Hà Lan mua đồ thì sẽ gửi tôi qua đó. Một thời gian sau, bà đưa cho tôi ít tiền để đi đường.

Khi đặt chân tới Hà Lan, tôi ra cảnh sát khai báo và họ đưa tôi đến trại tỵ nạn khác. Ở đó, tôi cũng được ăn học và hàng tháng đều có tiền... Tới năm 18 tuổi, họ buộc tôi phải rời khỏi trại vì họ nói tôi đã trưởng thành, không còn trẻ vị thành niên, đã tự lập được rồi. Tôi ra ngoài ở, sống nhờ ở nhà của vài người bạn...

Trong một lần ở đường, nghe tôi nói với bạn rằng đang đi tìm việc, một phụ nữ người Việt đã tới gần nói sẽ giúp đỡ. Tôi hỏi việc gì, bà bảo bán quần áo ở Đức. Tôi đồng ý, đi theo sang Đức. Tại đây, bà ấy nói chuyện với một vài người, rồi tôi bị đẩy vào một nhà chứa. Năm đó là 2006. Ở đây, bà chủ là người Việt còn ông chồng người nước ngoài.

Tôi sợ hãi kêu xin, họ đánh và gí dao vào cổ, nói không làm sẽ giết. Tôi trở thành gái mại dâm từ đó. Họ nhốt tôi ở tầng hầm, khi tiếp khách thì gọi lên. Hàng ngày, tôi phải "phục vụ" ít 3-4 người, có khi lên tới 10 khách. Tôi mệt mỏi và buồn chán, chỉ muốn chết cho xong, nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng bỏ trốn. Ở cùng nhà chứa với tôi có 2 cô gái người Việt. Họ cũng bị bán vào đây và bị ép phải "tiếp khách".

Khi tôi làm ở đó được vài tháng cũng được hơn 4.000 euro. Một vài lần có nhiều người đàn ông Việt Nam vào đây, họ không dùng bao cao su tôi không đồng ý. Họ nói lại với chủ và tôi bị đánh đập. Tôi quá sợ, đành phải nghe theo. Từ đó, những người Việt Nam nói không dùng bao cao su là tôi không dám cãi lại, nhưng họ trả tiền rất sòng phẳng và còn cho tôi thêm tiền.

Rồi một ngày, tôi có thai. Tôi không biết là của ai vì tôi quan hệ với rất nhiều người. Lúc phát hiện ra mang bầu, thai nhi đã được 4 tháng tuổi. Tôi không được phép bỏ, vì ở nước ngoài thai ngoài 3 tháng không ai được phá hết... Tiếp khách đến tháng thứ 7 thì tôi được nghỉ, dọn dẹp nhà, nấu ăn cho chủ...

Ngày vào bệnh viện chờ sinh, nhà chứa cử hai người tới trông tôi. Họ dọa nếu tôi nói ra điều gì ở đây, họ sẽ giết mẹ con tôi. Mệt và không biết tiếng Đức nên tôi không dám nói gì... Tôi vừa trông con vừa phải làm việc nhà. Được khoảng 2 tháng, họ bắt tôi quay trở lại việc tiếp khách. Ít lâu sau, tôi lại mang bầu... Tôi không muốn sinh nữa vì lúc nào tôi cũng nghĩ cách phải bỏ trốn khỏi nơi này. Một đứa con tôi còn xoay xở được chứ hai đứa con tôi biết làm sao. Khi đi khám, bào thai đã được 4 tháng 1 tuần tuổi nên tôi không được phép bỏ. Tâm trạng tôi khi đó như ở trên mây, tôi không hiểu vì sao số phận lại trớ trêu với tôi đến như vậy...

Lần này, được mang thai được 5 tháng thì tôi không thể phục vụ khách, vì bụng khá lớn. Tôi làm công việc dọn dẹp nấu ăn.

Tôi bàn với hai chị ở đây tìm cách bỏ trốn. Lúc đầu, họ không đồng ý vì chúng tôi đã bỏ trốn vài lần và đều bị phát hiện. Khi bị bắt lại, chúng đánh đập, chửi bới và bỏ đói 2 ngày nên họ rất sợ. Bản thân tôi cũng sợ, nhưng nghĩ đến 2 đứa con, tôi không thể để chúng lớn lên ở hoàn cảnh như vậy. Tôi nói mãi, cuối cùng họ cũng đồng ý, nhưng phải chờ thời cơ.

Ban đầu chúng tôi không biết vì sao kế hoạch bỏ trốn cứ bị lộ, về sau phát hiện cái gương ở trong phòng tôi không phải là "bình thường". Chúng tôi làm gì, ở phía bên kia của nó ông bà chủ biết hết. Về sau, chúng tôi trùm chăn giả vờ ngủ, rồi trùm chăn nói chuyện.

Thời gian đấy, tôi cứ giả vờ cười cười nói nói một mình. Tôi vờ đầu óc có vấn đề về thần kinh, nhưng tôi vẫn chưa tìm được cơ hội để bỏ trốn. Đến ngày tôi sinh đứa con thứ hai, họ gọi người đỡ đẻ đến, nói không sinh thường mới đi đến bệnh viện. Lần đó, tôi đẻ thường. Chăm con được 2 tháng, tôi lại phải "tiếp khách". Một lần tình cờ, tôi nghe lỏm rằng thứ 4 ông bà chủ sẽ đi vắng 2 ngày. Tôi bàn với hai chị cùng phòng.

Hôm đó, tôi ở dưới hầm cùng 2 con (đứa lớn 22 tháng, đứa nhỏ 4 tháng), còn 2 chị kia lên trên tiếp khách. Khoảng 10 giờ tối, chúng tôi nháy nhau ra hiệu. Ở phòng khách có một cửa sổ nho nhỏ, những ngày bình thường thì luôn có người đi lại và camera theo dõi 24/24h nên chúng tôi không thoát được. Hôm đó, ông bà chủ đi vắng, ở đó chỉ có 4-5 người canh gác. Một chị sau khi tiếp khách đã nhận tiền nhưng vẫn giả vờ làm ầm ĩ rằng chưa trả. Mấy tên bảo vệ chạy tới giải quyết, nhân lúc này tôi và một chị khác mỗi người ôm một đứa trẻ trốn đi bằng đường cửa sổ. Tôi không dám mang theo bất cứ thứ gì ngoài sữa và bình sữa cho con.

Ra được đến ngoài, chúng tôi cứ cắm đầu cắm cổ chạy. Chúng tôi chạy vào rừng, tôi nghĩ đã chạy được hơn 2 tiếng. Khi nghĩ đã an toàn và quá mệt mỏi, chúng tôi ngồi dưới gốc cây nghỉ. Mỗi người ôm một đứa bé ngủ. Bọn trẻ bị muỗi đốt sưng đầy mặt. Khoảng 5 giờ sáng, chúng tôi tỉnh dậy, ra đường vẫy xe đi nhờ...

Thấy một chiếc xe, tôi nói bằng tiếng Anh rằng cần giúp đỡ vì còn có 2 đứa trẻ và một phụ nữ. Ông tài xế không đồng ý, tôi nói đến nơi sẽ thanh toán tiền. Sau khi cò kè, ông ta đồng ý chở sang Hà Lan với giá 800 euro. Trong túi của tôi lúc này chỉ còn lại đúng 100 euro. Khoảng 5 tiếng trên xe, thì tới biên giới Hà Lan.

Chị bạn đi cùng không muốn đi nữa, chỉ bảo sẽ liên lạc với người nhà để về Việt Nam hoặc sang nước khác. Chia cho chị 50 euro, chúng tôi chia tay. Mẹ con tôi đi tiếp. Sau hơn một tiếng thì vào hẳn Hà Lan. Tôi cùng hai đứa nhỏ đi lang thang, rồi tôi nghĩ lên mạng xe có ai online để nhờ giúp đỡ. Tôi chat với một đứa bạn mà tôi tin tưởng và nhờ giúp đỡ. Nghe tôi kể qua chuyện của mình, bạn tôi tìm đến.

Hiện giờ tôi đang ở nhờ nhà cô ấy. Con tôi được mua quần áo và các vật dụng cần thiết khác. Hàng đêm, tôi vẫn còn ngủ mơ, giật mình hét ầm lên vì sợ hãi, nhưng mấy hôm nay thì đỡ rồi, tôi đã quen và cảm nhận được sự an toàn. Song tôi vẫn không dám ra khỏi nhà vì sợ bọn người đó biết. Tôi đã liên hệ được với cảnh sát và làm cuộc hẹn để ra khai báo.

Tôi hy vọng cuộc đời mình từ đây sẽ bình yên, phẳng lặng hơn để tôi sống và kiếm những đồng tiền lương thiện nuôi con tôi lớn lên và ăn học thành người. Còn về bản thân tôi thì tôi không còn nghĩ gì đến nữa vì đời tôi con như bỏ đi rồi. Tôi giờ chỉ còn hai con là niềm tự hào. Tôi hy vọng chúng sẽ thương mẹ và cố gắng sống thật tốt.

Tôi viết lên đây những dòng tâm sự này để vơi đi một phần nào nỗi buồn và hy vọng sẽ gặp được chị bạn đi cùng, cùng tôi có nhiều chứng cứ đưa ra cảnh sát để họ bắt nhà chứa kia.

Qua đây tôi cũng có vài lời gửi đến những người bạn gái sống xa nhà và phải lập nghiệp nơi đất khách quê người từ sớm như tôi. Tôi ra đi năm 15 tuổi, đến nay đã được 7 năm. Tôi hy vọng sẽ không có bạn gái nào rơi vào trường hợp giống như tôi. Các bạn hãy cố gắng sống thật tốt khi đặt chân lên xứ người, đừng tin ai quá, đừng dễ cả tin kẻo bị lừa giống như tôi. Chỉ vì tin người nên tôi phải trả một cái giá quá đắt như vậy. Hy vọng rồi mai đây, bình yên sẽ đến với 3 mẹ con tôi.

Xin cảm ơn đã lắng nghe tôi.

Mai

Cẩm nang phòng bệnh thận

Quả thực không khó để bạn tránh được căn bệnh này. Chỉ cần bạn có thói quen đi lại, hoạt động đều đặn, tránh ngồi quá lâu ở một tư thế hoặc vị trí nào. Quan trọng hơn cả là uống thật nhiều nước và ăn nhiều rau, hoa quả.

>> Bớt món “khoái khẩu” để tránh sỏi thận

Hãy tâm niệm những điều đơn giản bác sĩ khuyên bạn sau đây:

Hoạt động và thể dục nhẹ có tác dụng thu thập lượng canxi trong máu và nước tiểu rồi chuyển lượng canxi này tích tụ về xương. Bạn rất cần canxi để giữ cho xương cứng cáp nhưng lại rất kỵ việc có chất này ở trong nước tiểu. Nếu bạn làm việc văn phòng và lại thích xem tivi, đọc sách suốt thời gian không phải làm việc, hãy bỏ thói quen đó. Nên dành vài mươi phút mỗi ngày để tập thể dục nhẹ như đi bách bộ, xe đạp…

Dầu cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Uống 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc. Tuy nhiên, đôi khi cũng nên uống nước chanh. Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh nước chanh, do chứa nhiều kali (chất kiềm) nên chống hình thành sỏi thận rất tốt. Nếu không tiện pha nước chanh ở cơ quan, bạn hãy cho 1 lát chanh tươi vào cốc nước lọc của mình.

Cố gắng đừng nhịn đi tiểu. Hãy vào toilet ngay khi bạn “có nhu cầu”. Thói quen “nhịn” lâu ngày sẽ khiến bàng quang và thận của bạn “trơ lì” với việc quá tải, ảnh hưởng đến việc lọc canxi trong nước tiểu.

Ăn nhạt: Nói không với thức ăn đồ hộp, đồ ăn đóng gói sẵn, đồ khô do chúng thường có tỉ lệ muối cao. Nên giới hạn lượng muối ăn vào dưới 1.500mg/ngày. Vì vậy, bạn nhớ kiểm tra trên bao bì sản phẩm thông tin về lượng muối trong thức ăn trước khi ăn.

Giảm lượng protein, nên giới hạn lượng thịt ăn vào dưới 170g mỗi ngày. Các thí nghiệm cho thấy, việc ăn nhiều protein có khuynh hướng làm gia tăng lượng acid, canxi và phốt pho trong nước tiểu. Những chất này dễ tạo ra chứng sỏi thận.

Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat như: trà đặc, cà phê, chocolate, bột cám, ngũ cốc, rau muống.

Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi (như: sữa, phomai…): Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phomai (khoảng 800 – 1.300mg chất canxi). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thụ canxi, khiến cơ thể hấp thụ nhiều hơn oxalat từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa canxi sẽ bị loãng xương.

Ăn dầu cá, acid béo omega 3 (có chứa trong dầu cá) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Một số loại rau củ quả tốt cho thận như: rau ngổ, kim tiền thảo, quả dứa, dưa chuột, dưa hấu.

Theo

Việt Nam sẽ mua sáu tàu ngầm của Nga


Việt Nam như được ghi nhận, đã đồng ý trên nguyên tắc một hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm chạy bằng máy diesel và điện (diesel-electric) loại tấn công ở tốc độ cao Kilo/Project 636 của Nga. Gía trị hợp đồng theo tường thuật sẽ vào khoảng 1 tỉ 8 đô-la, và tàu ngầm này sẽ được đóng ở công xưởng đóng tàu Admiralty nằm ở thành phố St. Petersburg, Nga. Bên cạnh tàu ngầm, Hải quân Việt Nam sẽ nhận hỏa tiển và thủy lôi loại nặng ký và mới, theo những bản tin cho hay.

Cùng với loại tàu ngầm U209 của Thyssen, tàu ngầm loại Kilo này được biết là được xuất cảng hàng đầu trên thế giới. Tàu ngầm loại Kilo có tiếng hoạt động rất êm, hơn hẳn rất nhiều những tàu ngầm khác của Nga, và đã được sản xuất theo Đồ án 636 cũng như đồ án “Kilo Cải tiến” 877EKM. Những nước đang dùng hoặc đang đặc mua tàu ngầm loại này của Nga gồm Nga, Algeria, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Dương, Iran, Ba Lan và Lỗ Ma Ní (Romania).

Tàu ngầm loại Kilo của Nga chế tạo. Nguồn: Defense Industry Daily
Đã có tin đồn rằng Việt Nam hiện có hai tàu ngầm loại nhỏ (mini-subs) đóng từ thời Nam Tư được dùng trong những hoạt động đặc công, nhưng Hải quân Việt Nam chưa có loại tàu ngầm loại lớn để có thể đối đầu với tàu ngầm và chiến hạm của đối phương. Cuộc phô diễn sức mạnh quân sự của Trung Quốc mới đây chỉ ảnh hưởng một phần trong quyết định đa dạng của Việt Nam… trong chuyện mua tàu ngầm này.

Chuyện Việt Nam mua tàu ngầm: Những cân nhắc

Năm 2009 rõ ràng đánh dấu một sự chuyển mình về khuynh hướng “phòng thủ về phía trước” chứ không còn nằm ở ngay biên giới nữa, một chính sách bao gồm con đường mậu mậu dịch huyết mạch của Trung Quốc hướng về phía nam Việt Nam, qua eo biển Malacca. Năm 2009 cũng là năm nêu bật cái khoảng cách ngày càng gia tăng giữa chiến hạm cao cấp cũng như tàu cao tốc di chuyển bằng đệm không khí của Trung Quốc và hạm đội gồm những chiến hạm cũ kỉ thời Sô-Viết và ngay cả tàu của Hoa Kỳ mà hải quân Việt Nam hiện có.

Chủ quyền của quần đảo Trường Sa (Spratly) vẫn đang còn tranh chấp dữ dội, và Việt Nam lẫn Trung Quốc chia sẽ cùng nhau một lịch sử đô hộ và không tin tưởng lẫn nhau dài hằng thế kỷ. Điểm nổi bật của sự thù hận đó gần đây bao gồm cuộc Chiến tranh Đông dương lần thứ ba xảy ra năm 1979, sau đó là cuộc xung đột lớn năm 1981, và cuộc chạm trán hải quân về quần đảo Trường Sa năm 1988. Hiện nay,
người Việt Nam đang phản đối dự án khai thác bô-xít ở Việt Nam, và sự bất tuân ý nhà nước của giới truyền thông về chuyện tranh chấp đảo Trường Sa như là một sự nhắc nhở rằng hợp tác đã không thay đổi những căn bản nằm sâu trong quan hệ hai nước.

Tàu ngầm của Nga chế tạo được chuyển giao cho Trung Quốc. Nguồn: Defense Industry Daily
Trung Quốc đã tự chọn cho mình một chiến lược xây dựng một lực lượng tàu ngầm để đối phó với đối thủ mạnh hơn nhiều trên mặt biển (Hải quân Hoa Kỳ), và nó hoàn toàn hợp lý cho Việt Nam để chọn cho mình một phương cách tương tự để đối phó Trung Quốc trước mặt. Đã có một vài suy đoán rằng trọng tâm của Việt Nam nằm trong những hoạt động ở vùng biển cạn, và gần eo biển Malacca, và như thế loại tàu ngầm “bỏ túi” loại Andrasta với gía 200 triệu đô-la là thích hợp hơn. Thế nhưng, Việt Nam tuồng như chọn lựa loại tàu ngầm của Nga với trọng tải 2.300 tấn và có khả năng hoạt động với tầm xa hơn. Nga, xưa nay vốn là một đối tác đã từng được thử thách và tin cậy của Việt Nam.

Những bản tin tường thuật đầu tiên ngày 27 tháng Tư: Theo những tường thuật của Nga cho hay là sáu tàu ngầm này đã được đóng cho Venezuela, bản tin của Rosoboronextport cho hay là hợp đồng này đã bị hủy bỏ sau buổi gặp gỡ của Tổng thống Venezuela ông Chavez và Tổng thống Hoa Kỳ ông Barrack Obama. Điều này e rằng không hợp lý trong chuyện hủy bỏ hợp đồng gía trị mua bán hơn 1 tỉ rưỡi đô-la này. Gía dầu toàn cầu đang trụt, và nền kinh tế của Venezuela tùy thuộc vào giá dầu, là lý do chính đáng hơn cho chuyện trì hoãn và thay đổi này.

Tải miễn phí Solid Capture Unlock Code trị giá $29.95

This is Worth $29.95 value you get for free.
This software can help you:
Screen Capture and Image Sharing Toolkit

* Capture ANYTHING on your screen
Solid Capture gives you the power to capture everything from multiple full screens down to a single pixel of color. Capture multiple windows, drop-down menus, colors, and even text right from your screen.
* Edit, format, and share your captures
Editing, formatting, printing, saving, and e-mailing your captures are all a click away. You can even create your own PDF containing your selected captures.
* Simple and intuitive interface

Solid Capture's simple design allows you to effortlessly capture your screen, sort and select previous captures, edit, print, and share with ease.
...and more
You don't need to pay $29.95 for Purchase Solid Capture.You can Get Free Solid Capture Unlock Code
Step1: go to http://getresponse.com/click.html?x=a62a&lc=Q5jn&mc=3&s=HTe7p&y=v&

Type your your email to get unlock code

Step2: 4. Download the latest version of Solid Capture v3 and install.
http://getresponse.com/click.html?x=a62a&lc=Q5jA&mc=3&s=HTe7p&y=n&

Step3: register with unlock code you received from your email.

Good luck.This is limited time offer.You need to get it now before expire offer.

/
Bài viết mới nhất
XEM NHIỀU NHẤT
NHÀ TÀI TRỢ
Kỹ thuật bảo dưỡng cơ khí
NHẬN XÉT MỚI NHẤT

Thống kê

Ðang online Lượt truy cập free invisible web counter free counters