Tăng chủ lực của VN T-54

Posted by Posted by HOA QUẢ SƠN On Thứ Sáu, tháng 3 20, 2009

Xem hình

Tương tự như súng AK, dòng tăng T-54 là dòng xe tăng phổ biến nhất trên thế giới, cho đến đầu thế kỷ 21 rất nhiều nước trên thế giới vẫn còn dùng T-54/55 và vẫn còn tiếp tục cải tiến. Việt Nam là nước sử dụng T-54 từ rất sớm khi nó còn là một trong những xe tăng chủ lực đáng gờm nhất trên thế giới.

T-54 và T-55 là tên gọi một thế hệ xe tăng sản xuất tại Liên Xô và trang bị cho quân đội nước này từ năm 1947 đến 1962. Đây là mẫu xe tăng sản xuất nhiều nhất với tổng số 95.000 xe xuất xưởng (bao gồm cả sản xuất tại nước ngoài với tên gọi khác).


Cách bố trí của T-54 theo kiểu xe tăng quy ước, với vũ khí chính gồm một khẩu súng có rãnh xoắn 100mm. T54 được sử dụng nhiều hơn bất kỳ một loại tăng nào khác từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. T-55 gồm một khẩu súng tốc độ cao với nòng súng dài khác thường. T-55 có bánh xích, chasis năm bánh với một thân ngắn và tháp pháo hình tròn. Tăng T-54 xuất hiện lần đầu năm 1949 như loại thay thế cho chiếc T-34 thời thế chiến II.

T-54 liên tục được sửa đổi và cải tiến, và sau khi đã được sửa khá nhiều, nó được đổi tên thành T-55. T-55 ra mắt vào năm 1958 và có đầy đủ mọi sự tinh xảo và cải tiến của serie T-54 mà không có khác biệt căn bản trong thiết kế và hay vẻ ngoài. T-55A xuất hiện đầu thập kỷ 1960. Sự sản xuất loại xe này tiếp tục đến tận năm 1981 ở Liên Xô và cũng được sản xuất ở Trung Quốc (kiểu 59), Tiệp Khắc và Ba Lan.


Một số lượng lớn loại này vẫn còn được sử dụng, mặc dù đến thập kỷ 1980 T-54/55 đã bị thay thế bằng loại T-62, T-64 và T-80 trong vai trò loại tăng chủ yếu tại các đơn vị xe tăng và pháo tự hành của Liên Xô. Được sử dụng trong cuộc xâm chiếm Hungary năm 1956, Tiệp Khắc năm 1968, và Syria năm 1970, nó là loại tăng chính của các nước Ả Rập trong cuộc chiến 1967 và 1973 với Israel. Trong thập kỷ 1970, T-54 tham chiến ở Việt Nam, Cambodia và Uganda.

Xe tăng hạng trung T-55 chạy bánh xích, chasis năm bánh với một khoảng không gian giữa bánh thứ nhất và bánh thứ hai và không có những trục lăn hồi chuyển. Nó có thân ngắn, tháp pháo hình vòm nằm bên trên bánh xe thứ ba. Súng chính có rãnh xoắn cỡ 100mm và có một lỗ thoát hiểm ở gần chân nòng. Một súng máy đồng trục A7.62mm và một súng máy 7.62mm di chuyển vòng cung. Các mẫu T-55A về sau này không được trang bị súng đó. T-55 được phân biệt với T-54 vì nó không có vòm ở bên phải và quạt thông gió của tháp pháo được lắp phía trước so với quạt thông gió của T-54, và tất cả các mẫu T-55 đều có một bộ phận tìm kiếm ánh sáng hồng ngoại dành cho pháo thủ lắp bên phải súng chính. Tuy nhiên, bộ phận tìm kiếm ánh sáng này không phải là một đặc điểm phân biệt, bởi vì nó cũng được trang bị thêm cho nhiều mẫu T-54 và T-54A.

KHẢ NĂNG

T-55 kết hợp một súng tốc độ cao với một chassis rất cơ động, một thân ngắn và nòng rất dài. Các cải tiến so với loại T-54 gồm động cơ diesel V12 làm mát bằng nước lớn hơn với 580 sức ngựa so với 520 sức ngựa, tăng tầm hoạt động lên 500km (lên tới 715km với hai bình xăng phụ mỗi bình 200 lít). T-55 cũng có hai cái ổn định hai cánh (two-plane) chứ không chỉ có cái ổn định dọc, một lần nạp đạn cho súng chính được 43 viên thay vì chỉ 34 viên. T-55 có thể lội qua độ sâu 1.4m mà không cần chuẩn bị trước, có thiết bị thông hơi cho phép nó vượt qua độ sâu lên đến 5.5m với tốc độ 2 km/giờ. Thiết bị này cần phải được chuẩn bị trước từ 15 đến 30 phút nhưng có thể được vứt bỏ ngay sau khi ra khỏi nước.

Tất cả các xe T55 đều có hệ thống dò tìm bức xạ PAZ, và T-55A cũng có thiết bị chống bức xạ. Một số chiếc T-55 được trang bị một hệ thống bảo vệ tổng thể NBC (lọc không khí và quá áp suất). Một màn khói dày có thể được tạo ra bằng cách phun nhiên liệu diesel bay hơi vào một hệ thống hút khí. Những chiếc T-55 có “áo giáp yếm”, áo giáp bán nguyệt lắp thêm, có lớp bảo vệ tháp pháo tăng cường lên đến 330mm (KE) và 400-450mm (CE).

Một số cải tiến khác có thể được trang bị thêm gồm một đáy vỏ được tăng cường chống mìn, động cơ tốt hơn, xích bằng các miếng cao su, và ống bọc nhiệt cho súng. Ống nhòm 1K13 vừa dùng để quan sát ban đêm vừa quan sát bệ phóng ATGM; tuy nhiên nó không thể được dùng cho cả hai mục đích cùng một lúc. Các kiểu ống ngắm có thể lựa chọn và hệ thống kiểm soát lửa gồm cả El-Op Red Tiger của Israel và Matador FCS, ống nhòm NobelTech T-series của Thuỵ Điển, và Atlas MOLF của Đức. SUV-T55A FCS của Nam Tư, Marconi Digital FCS của Anh, SABCA Titan của Bỉ cho phép nâng cấp hoạt động. Một trong những cái tốt nhất là cái EFCS-3 của Slovenia được tích hợp với FCS. Rất nhiều kiểu ống ngắm nhiệt khác cũng có thể được trang bị. Gồm cả ống ngắm Nga/Pháp ALIS và Namut-type của Peleng. Có nhiều kiểu ống ngắm nhiệt có thể được trang bị cho phép phóng ATGM vào buổi tối. Hệ thống bảo vệ hoạt động tích cực (APS) đầu tiên, được gọi là Drozd, được phát triển ở Liên Xô giữa 1977 và 1982. Hệ thống này được lắp đặt trên khoảng 250 chiếc T-55A của cả thuỷ và bộ binh (sau đó được đổi tên thành T55AD) vào đầu những năm 1980, và được thiết kế để bảo vệ khỏi ATGM và lựu đạn chống tăng. Nó sử dụng các cảm biến vi sóng radar đầu tiên ở mỗi bên tháp pháo để dò tìm đạn đang bay đến. Một máy lọc bên trong bộ xử lý radar được dùng để đảm bảo rằng hệ thống chỉ phản ứng lại với các mục tiêu đang bay ở tốc độ đặc trưng của ATGM. Những mục tiêu đó sẽ bị một hay nhiều rocket có mang các đầu đạn nhiều mảnh (giống với đạn súng cối), được bắn ra từ bốn ống phóng xung quanh (mỗi phía của tháp pháo có một ống). Drozd chỉ cung cấp sự bảo vệ hướng ra phía trước 600 ở phần tháp pháo, hai bên cạnh và phía sau có thể bị tấn công. Kíp lái có thể thay đổi hướng của hệ thống bằng cách quay tháp pháo. Drozd bị tổn hại vì nhiều thiếu sót. Radar của nó không thể xác định đe doạ ở nhiều mức góc nâng một cách thoả đáng, và các rocket phòng vệ hầu như chắc chắn gây ra tổn hại ở mức độ không thể chấp nhận được ở hai bên - đặc biệt là đối với bộ binh đi theo.


NHỮNG HẠN CHẾ

T-55 hiệu quả nhất khi chống lại các phương tiện bọc thép nhẹ và trung bình. Đạn nạp căn bản cho súng chính là 43 viên. Các đơn vị nhiên liệu bên ngoài làm cho xe rất dễ bị tổn hại, vì nó được bảo vệ bằng vỏ thép mỏng. T-55 có khả năng hạn chế trong việc hạ súng chính, gây trở ngại cho xe trong việc bắn tỉa từ trên khu đất cao. Hơn nữa ống ngắm đầu tiên của pháo thủ lại bị gắn với súng chính, không cho phép pháo thủ kiếm được các mục tiêu được bố trí dấu kín thân xe. Mặc dù tháp pháo hình nửa quả trứng của T-55 có các tính chất tốt của hình cầu, nó cản trở điều kiện làm việc của kíp lái, dẫn tới mức độ bắn thấp; và sự bảo vệ nhờ vào thân ngắn của nó (ngắn hơn 1m so với M60) lại làm cho mất thăng bằng vì sự bảo vệ vỏ thép kém của nó so với các tiêu chuẩn phương tây. Theo cùng một tiêu chuẩn, thiết bị kiểm soát súng của nó cũng còn thô thiển. Nó cũng có bất lợi của đa phần xe tăng Xô viết là có khả năng kém về hạ thấp nòng chính, vì thế không thể có khả năng bắn hiệu quả theo kiểu bắn tỉa mà bắt buộc phải thò cả thân ra để chiến đấu. Vũ khí và nhiên liệu được bố trí ở vị trí kém. Việc thiếu cái rổ tháp pháo làm cho việc nạp đạn khó khăn, và vì thế đạn dược sẵn sàng kém. Người lái, chỉ huy, và pháo thủ tất cả đều trên một hàng. T-55 không kín không khí. Dù các thành viên kíp lái được bảo vệ khỏi bụi phóng xạ bởi một hệ thống lọc, họ bắt buộc phải đeo mặt nạ bảo vệ cá nhân và mặc đồ chống chất hoá học và sinh học. Xe tăng vì thế phải đi qua những vùng bị ô nhiễm nhanh chóng và sau đó lại phải được tẩy rửa trước khi hoạt động trở lại. Xe tăng có thể được chế tạo kín nước để vượt qua chướng ngại nước với độ sâu lên đến 1,4m (5,5m với ống thông hơi). Tuy nhiên, có thể mất đến nửa giờ để chuẩn bị một đơn vị tăng trung bình để hoạt động được, và điểm vào và ra cũng cần được chuẩn bị.


CÁC BIẾN THỂ

Tăng T-54/55 từng được chế tạo với số lượng lớn nhất so với bất kỳ loại tăng nào khác trên thế giới. Sáu kiểu chính đã được sử dụng rộng rãi tại các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw và nhiều nước khác. Các mẫu T-54/55 từng được chế tạo tại Tiệp Khắc và Ba Lan cũng như ở Trung Quốc nơi nó được gọi là Kiểu 59. Hơn mười hai nước đã chế tạo các biến thể cải tiến của T-55 với khả năng bảo vệ và khả năng tấn công gần tương tự. Nhiều nước đã nâng cấp cho nó với súng chính lớn hơn.

* T-54: Có nhiều khác biệt giữa xe T-54 thời kỳ đầu và thời kỳ sau, một số chiếc có giáp rộng hơn và tháp pháo bị cắt ngắn ở bên cạnh. Thỉnh thoảng chúng được coi là T-54 (1949), T-54 (1951) và T-54 (1953).

* T-54A: Kiểu này có máy hút khói cho súng 100mm, hệ thống ổn định và thiết bị lội sâu.
* T-54AK: Tăng chỉ huy (Kiểu của Ba Lan là T-54AD). Có thêm radio và tầm hoạt động của radio là 100 dặm.

* T-54M: T-54 được nâng cấp theo tiêu chuẩn của T55M.

* T-54B: Kiểu đầu tiên có thiết bị quan sát hồng ngoại ban đêm. Đây là kiểu được sử dụng ở những nước trên.

* T-55: T-54 với tháp pháo mới và nhiều cải tiến, các kiểu được chế tạo về sau này có một súng 12.7mm AA MG. Các cải tiến từ kiểu T-54 gồm một động cơ diesel làm mát bằng nước V12 lớn hơn và tầm hoạt động rộng hơn 500 thay vì 400km (600 với các xe tăng bổ trợ). Tầm hoạt động có thể tăng lên đến 715km với hai bình xăng phụ 200 lít ở hai bên xe. T-55 có tháp pháo hoàn toàn khác so với T-54, sự khác biệt dễ nhận thấy nhất là T-55 không có quạt gió nóc và thay vào đó là hai thanh nóc hình chữ D. Các xe T-55 đầu tiên cũng không có máy nạp đạn cho súng 12.7mm DShK AA MG cửa sập của máy nạp đạn hơi thò lên hay không thò lên khỏi xung quanh lớp giáp.

* T-55A được thêm hệ thống bảo vệ NBC. T-55A sử dụng một lớp chống bức xạ mới và hệ thống lọc hoá chất PAZ/FVU được cải tiến trên cùng tháp pháo. Lớp chống bức xạ làm tháp pháo dày hơn và không bằng với bề mặt tháp pháo. Các chi tiết đáng chú ý là sự chải lớn hơn ở cửa của chỉ huy và pháo thủ, và một chỗ phồng lớn ở cửa người lái. T-55A Kiểu 1970 bắt đầu có súng 12.7mm, nhưng ở vị trí khác với T54.

* T-55AM có thêm vỏ yếm, một vỏ bọc quanh tháp pháo và bảo vệ 180°. Sự gọi tên T-55AM thỉnh thoảng cũng dùng cho T-55A với súng 12.7mm DShK MG.

* T-55AM2B: Kiểu T55AMV của người Séc với kiểm soát lửa Kladivo.
* T-55AM2: Biến thể không có khả năng ATGM hay Volna FCS.
* T-55AM2P: Kiểu T55AMV của người Ba Lan nhưng có thêm Merida FCS.
* T-55AMD: Biến thể với Drozd APS thay vì ERA.
* T-55AD Drozd: Biến thể với Drozd chứ không phải Volna FCS và ERA.

T-55AMV Phiên bản AMV cải tiến thay thế ERA cho lớp yếm bảo vệ. Các phiên bản kết thúc với việc thay thế động cơ w/V-46 engine từ chiếc T-72 MBT. Ukraina và Syria sẽ cải tiến theo tiêu chuẩn của T-55AMV.

(Theo wikipedia) - vndefence.info

2 comments

  1. Nặc danh Said,

    Cám ơn bạn, bài viết rất hay.

    Posted on lúc 19:22 3 tháng 7, 2009

     
  2. Nặc danh Said,

    xe tăng t-54 cũ quá rồi dù nó có cải tiến mấy đi chăng nữa thì nó cũng chỉ là đò cổ trước các xe tăng khác thôi

    Posted on lúc 11:41 2 tháng 1, 2012

     

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã ghé hqson.tk. Bạn có ý kiến thắc mắc hay bình luận gì về bài viết này vui lòng viết ở đây.
Nếu bạn không có tài khoản google, vui lòng chọn "Anonymous" (người dùng nặc danh) "name"(tên hoặc địa chỉ trang web,blog bạn)
Tôi hy vọng bạn sẻ tìm đc nhiều thú vị khi tham quan blog này !...