Tiềm lực quân sự Đài Loan

Posted by Posted by HOA QUẢ SƠN On Thứ Sáu, tháng 8 14, 2009

Quantcast

taiwan1Kể từ sau năm 1975 cho đến nay Đài Loan vẫn chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đài Loan đã đưa quân đội ra đảo này xây dựng các công trình quân sự kiên cố, như sân bay quân sự cho các máy bay lớn hạ cánh an toàn, các pháo đài, công trình Hải quân.

Trong một số năm gần đây Chính phủ Đài Loan đã tích cực củng cố và tăng cường tiềm lực quốc. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới tăng cường khả năng cho Không quân, Hải quân và các hệ thống tên lửa nhằm sẵn sàng đối phó với sự tấn công quân sự từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng trong năm 2009 có giảm so với những năm trước đó, nhưng đó chỉ là một biện pháp nhằm xoa dịu đi những căng thẳng ở eo biển Đài Loan. Sau đây ban biên tập xin tổng hợp lại những nét quân sự chính của Đài Loan và hoạt động có liên quan tới Biển Đông trong một số năm gần đây.

Về ngân sách quốc phòng:

Năm 2009 Đài Loan đã chi phí cho quốc phòng là 10 tỷ USD, năm 2008 là 10,5 tỷ USD. Chi tiêu cho quốc phòng năm 2009 chiếm 17,2% ngân sách Chính phủ. Tuy nhiên, các nghị sĩ thuộc đảng đối lập cho rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng có thể gửi một tín hiệu sai lầm tới Mỹ và Nhật Bản rằng, Đài Loan thiếu sự quyết tâm trong việc bảo vệ chính mình để chống lại Trung Quốc. Mặc dù ngân sách năm 2008 và 2009 giảm dần, nhưng việc mua bán vũ khí, trang bị quân sự không hề giảm.

Hải quân:

2444

Lo ngại trước những nguy cơ bị bao vây của Hải quân Trung Quốc, vì thương mại nội địa phụ thuộc chủ yếu vào việc vận chuyển bằng đường thủy, bên cạnh đó Trung Quốc đã liên tục tăng cường sức mạnh quân sự ở eo biển Đài Loan.

Trước tình thế đó, Tháng 8/2007, Đài Loan đã đặt mua 6 tàu khu trục của Mỹ với trị giá 4,6 tỷ USD để tăng cường cho lực lượng tàu khu trục. Năm 2008, Đài Loan đã đặt mua 08 tàu ngầm tấn công mới của Mỹ với trị giá khoảng 61,54 tỷ USD, bên cạnh đó cũng đã chi thêm 200 triệu USD cho dự án nâng cấp các tàu ngầm cũ.

Không quân:

j10013pq

Đài Loan có một đơn vị không quân chuyên chịu trách nhiệm do thám Đại lục, với một loạt nhiệm vụ từ chụp ảnh, thả gián điệp, thử phản ứng radar hay thu thập các mẫu không khí bị nghi ngờ là nhiễm phóng xạ hạt nhân. Với cái tên Black Bats (Những con dơi đen), phi đội này đã hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Về mua sắm, trong năm 2006, Đài Loan đã nhận được sự đồng ý của Mỹ về việc mua 66 máy bay chiến đấu tiên tiến F-16C/D Block 52s trị giá 3,1 tỷ USD, trước khi có thể tiến tới hợp đồng mua các loại máy bay chiến đấu “thế hệ thứ ba” từ Mỹ. Theo đó năm 2008, thỏa thuận này cũng kêu gọi mua 6 hệ thống PAC-3 Patriot và 12 máy bay chống ngầm P-3C.

Mặc dù hiện nay Đài Loan có máy bay chiến đấu hiện đại Mirage và F16, nhưng lực lượng đánh chặn PAC-2 do Mỹ sản xuất có thể không đủ sức để chống lại được kho tên lửa lớn của Trung Quốc. Theo Richard Fisher, thuộc Trung tâm Chính sách An ninh (Mỹ) khẳng định, chiến lược phòng thủ tên lửa hiện nay của Đài Loan đã lỗi thời, lựa chọn thiết thực nhất của Đài Loan hiện nay là mua tên lửa hiện đại PAC-3 của Mỹ cũng như mua thêm các radar cảnh báo sớm và công nghệ trinh sát điện tử nhằm tăng cường khả năng cảnh báo sớm về sự tấn công từ phía Trung Quốc.

Hệ thống tên lửa:

pac2%20launch

Đối với các hệ thống tên lửa, Đài Loan đã coi đây là một khâu then chốt để đối đầu lại một cuộc tấn công của Trung Quốc. Với nhận định đó, năm 2007, Chính phủ đã chi 3,5 tỉ USD để nâng cấp 3 hệ thống Patriot đang được sử dụng. Năm 2008, Chính phủ Đài Loan đã đề xuất mua 06 hệ thống Patriot, với trị giá 4,5 tỷ USD.

Hiện nay Đài Loan đã có một căn cứ tên lửa đất đối không Tien Kung, các hệ thống tên lửa này được kết nối với một hệ thống radar tiên tiến thông qua một màn hình chỉ thị điện tử, có khả năng theo dõi một lúc nhiều mục tiêu cách xa 300 km. Các hệ thống hầm tại căn cứ được xây dựng kiên cố trong lòng đất, mỗi hầm được trang bị 04 tên lửa Tien Kung I và Tien Kung II, trong đó Tien Kung I có tầm xa 100 km và Tien Kung II là 200 km.

2173

Chính phủ Đài Loan cũng tán thành ngân sách chi phí cho việc nâng cấp các khẩu đội pháo chống tên lửa Patriot II do Mỹ chế tạo nhằm bảo vệ khu vực đông dân của Đài Bắc và ủng hộ việc mua tên lửa nhiều hơn để bảo vệ toàn bộ hòn đảo này.

Tháng 08/2007, Mỹ đã bán cho Đài Loan tên lửa Harpoon với trị giá 125 triệu USD, trong đó bao gồm 60 tên lửa loại ABM-84L, 30 giá đỡ tên lửa sử dụng cho phóng trên không, và 50 thiết bị nâng cấp phiên bản tên lửa AGM-84G thành AGM-84L. Loại tên lửa này được lắp 01 đầu đạn hạt nhân, có thể được phóng từ các máy bay chiến đấu, tàu mặt nước và tàu ngầm, với hoả lực mạnh có thể phá huỷ các cơ sở hạ tầng quốc phòng trên diện rộng.

Những hoạt động quân sự của Đài Loan có liên quan tới đảo Ba Bình

Đảo Ba Bình là hòn đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nằm ở tọa độ 10°23 bắc, 114°22 đông, Theo từ điển bách khoa mở Wikipedia, Trung Quốc và Đài Loan gọi đảo này là đảo Thái Bình (Taiping dao). Đảo có chu vi 2,8km, diện tích 43,2ha và có một vòng đá san hô bao quanh. Chiều dài đảo là 1.470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung bình 2,8m. Trên đảo có mọc các loại cây dừa, chuối, đu đủ, cây cọ cao khoảng 7m và nhiều bụi rậm. Trên đảo có một giếng nước và có nhiều công sự bỏ hoang ở phía tây nam.

Taiwan-army-photo-1

Kể từ sau năm 1975 cho đến nay Đài Loan vẫn chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đài Loan đã đưa quân đội ra đảo này xây dựng các công trình quân sự kiên cố, như sân bay quân sự cho các máy bay lớn hạ cánh an toàn, các pháo đài, công trình Hải quân. Ngày 21/01/2008, Đài Loan đã đưa máy bay quân sự C-130 đáp xuống đường băng vừa xây xong trên đảo Ba Bình.

LA62942_Ba_Binh

( đảo Ba Bình )

Ngày 08/5, Đài Loan lại lên tiếng khẳng định chủ quyền của họ đối với nhiều nhóm đảo trên Biển Đông sau khi Việt Nam và Malaysia đệ đơn lên Liên Hợp Quốc yêu cầu mở rộng đường danh giới phía ngoài thềm lục địa của mình.

Việt Nam cũng đã có đầy đủ bằng chứng cả về lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thời gian gần đây chúng ta đã sưu tập được rất nhiều tài liệu, chứng cứ lịch sử giúp chúng ta khẳng định vững chắc chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa.

Trần Anh (Tổng hợp theo Vitinfo)

1 Comment

  1. Unknown Said,

    hi tui tau cu ep dan ma may bac nha ta cu tri hoan kinh te ,thi lay dau tien mua vu khi day. kieu nay no xoi them vai dao nua khong chung

    Posted on lúc 00:03 23 tháng 8, 2009

     

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã ghé hqson.tk. Bạn có ý kiến thắc mắc hay bình luận gì về bài viết này vui lòng viết ở đây.
Nếu bạn không có tài khoản google, vui lòng chọn "Anonymous" (người dùng nặc danh) "name"(tên hoặc địa chỉ trang web,blog bạn)
Tôi hy vọng bạn sẻ tìm đc nhiều thú vị khi tham quan blog này !...